当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kết quả bóng đ】Dự thảo Luật Đường bộ có 'bỏ quên' xe hợp đồng trá hình?

Tại khoản 12,ựthảoLuậtĐườngbộcóbỏquênxehợpđồngtráhìkết quả bóng đ Điều 56, dự thảo Luật Đường bộ quy định: Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (xe hợp đồng - PV) là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng ô tô để vận tải hành khách theo hợp đồng bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải với người thuê có nhu cầu thuê cả chuyến xe, bao gồm cả thuê người lái xe.

Trao đổi với VietNamNet về đề xuất này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, Chính phủ nên có quy định cụ thể hơn đối với xe hợp đồng. Bởi vì, hiện nay xe hợp đồng chở khách đang có nhiều loại hình: 

Loại hình thứ nhất, xe hợp đồng đón đưa công nhân, chuyên gia đến các khu công nghiệp. Xe đi theo khung giờ, địa điểm đón đưa cố định cả tháng, thậm chí cả năm. 

Loại xe hợp đồng thứ hai là xe chở học sinh (hành khách đặc thù) đòi hỏi phải có camera giám sát, tiêu chí người giám hộ.

w xe kinh doanh hop dong 6 1 1058.jpeg
CSGT kiểm tra hợp đồng vận chuyển và đối chứng với hành khách. Ảnh: Đình Hiếu 

Loại xe hợp đồng thứ ba chở những gia đình có nhu cầu đi đám cưới, đi du lịch, tham quan nên thuê cả chuyến xe.

Loại xe hợp đồng thứ tư đang được gọi là xe hợp đồng trá hình. Nhà xe kết nối với từng hành khách, nhóm hành khách thông qua các nền tảng mạng xã hội, đón khách tại nhiều nơi, nhiều vị trí và không có hợp đồng thuê xe cả chuyến. Loại hình này cũng không có danh sách hành khách ngay trước khi xe lăn bánh.

“Vấn đề đặt ra là xếp loại thứ 4 vào loại hình vận tải hành khách theo hợp đồng hay vận tải hành khách theo tuyến cố định? Hiện nay trong dự thảo Luật vẫn chưa thấy nhắc đến”, ông Quyền nêu.

Ông Quyền cho rằng cần phải quy định chi tiết về loại hình dịch vụ vận tải hành khách này nhằm đảm bảo các mục tiêu: Quản lý trật tự an toàn giao thông, tạo sự bình đẳng giữa các loại hình vận tải hành khách trên thị trường và chống thất thu ngân sách.

“Tôi đề nghị, trong dự thảo Luật nên thêm nội dung: Giao cho Chính phủ quy định chi tiết các loại hình kinh doanh vận tải theo theo hợp đồng. 

Riêng với loại xe chở những khách lẻ trên, tôi cho rằng nên xếp vào loại hình vận tải hành khách tuyến cố định. Bởi lẽ hành trình của loại xe này cơ bản vẫn theo lộ trình cố định, chỉ khác là chạy lòng vòng trong phố, xuất phát và kết thúc hành trình theo yêu cầu của khách thay vì hành khách phải vào bến”, ông Quyền đề xuất. 

Đồng tình với quan điểm xe hợp đồng hiện nay có nhiều loại hình, ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, trong dự thảo Luật quy định xe hợp đồng chỉ được chở hành khách có nhu cầu thuê cả chuyến là chưa ổn.

“Việc đưa đón tận nhà, phục vụ nhu cầu tiện ích của người dân là hình thức vận tải tiên tiến. Từ khi có loại hình xe chở khách lẻ (xe hợp đồng trá hình) thì việc đi lại của người dân đã thuận lợi hơn rất nhiều.

Hình thức vận tải này đã đáp ứng tốt việc vận tải hành khách. Bằng chứng là trước đây mỗi dịp lễ, Tết người dân phải chen chúc để tìm được một ghế trên xe khách về quê... nhưng tình trạng này giờ đây đã không còn”, ông Tạo nhận định. 

Thế nhưng, theo ông Tạo, quy định xe hợp đồng là loại “người thuê có nhu cầu thuê cả chuyến xe” sẽ đánh đố người dân khi có nhu cầu sử dụng loại xe hợp đồng khách lẻ, xe limousine đang rất phát triển hiện nay.

Do đó, ông Tạo kiến nghị cần nghiên cứu, áp dụng công nghệ để tổ chức, quản lý loại hình vận tải hành khách này chứ không nên xếp nó là xe khách tuyến cố định để đưa vào bến. 

Đồng thời, ông Tạo kiến nghị trong dự thảo Luật nên bỏ cụm từ “thuê cả chuyến xe” và ghi như sau: Xe hợp đồng là loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải với người thuê có nhu cầu thuê, bao gồm cả thuê người lái xe.

分享到: