Rất khó khăn
Hỏi thăm về đời sống,ộncònhơnkhôhạng ba tây ban nha nghệ nhân Kim Vàng thở dài: “Khó khăn lắm. Tôi còn đi dạy, viết kịch bản, dàn dựng chương trình nên có thu nhập, chứ đa phần nghệ nhân, nghệ sĩ lớn tuổi sống rất khó khăn”.
Niềm vui của nghệ nhân Thanh Hương khi dạy cháu (gọi bà bằng cố) hát ca Huế |
Cũng theo nghệ nhân Kim Vàng, dù một số nghệ nhân có lương hưu như Hồng Tuyết, Châu Dinh nhưng lương rất thấp nên không thấm vào đâu, chưa thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Những nghệ nhân lão luyện như Minh Mẫn, Thanh Hương, Thanh Tâm… ngày xưa hoạt động tự do, không có hưu nên phải sống dựa vào con cháu.
NSND Ngọc Bình, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế chia sẻ: “Hiếm nghệ nhân nào sung sướng, nhất là về kinh tế. Có cụ không đến nỗi chật vật về mặt đời sống khi có con cháu giúp nhưng người ta cứ cảm thấy tủi thân với ý nghĩ, đi theo nghề bao nhiêu năm, đào tạo ra bao thế hệ đến giờ phải sống dựa vào con cháu”.
“Chúng tôi rất cần sự quan tâm về tinh thần, để vui sống, được cống hiến thêm vài năm. Người nào đủ tiêu chuẩn hãy cho họ danh phận, danh hiệu sau bao nhiêu năm làm nghề”, nghệ nhân Kim Vàng rưng rưng.
Không chỉ thế hệ tiền bối, cuộc sống của lớp trẻ theo nghiệp ca Huế ngày nay cũng hết sức chật vật. “Mặc dù tỉnh đã tăng mức thù lao cho nghệ sĩ, diễn viên ca Huế trong mỗi suất diễn, nhưng thực thu của họ chẳng được bao nhiêu. Lương thấp, kinh phí của đơn vị eo hẹp, cơ quan tôi có đến 50% nghệ sĩ, diễn viên hiện sống hết sức chật vật”- NSND Ngọc Bình cho biết. Để cải thiện đời sống cho anh em nghệ sĩ, Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế đã năng động kết nối biểu diễn cho các doanh nghiệp hoặc các tỉnh khác.
Mơ một chế độ cho nghệ nhân
Theo NSND Ngọc Bình, đến bây giờ mới quan tâm đến chế độ đãi ngộ cho các nghệ nhân có lẽ hơi muộn, nhiều nghệ nhân gạo cội đã không còn nữa. Chế độ ưu đãi đối với nghệ nhân không phải chờ dịp phong tặng mới có mà phải từ đầu, thường xuyên và lâu dài. Dù không làm trong cơ quan Nhà nước nhưng họ đã cống hiến cho xã hội về mặt nghệ thuật.
NSND Ngọc Bình cho rằng, không khó về cách làm, vận dụng chế độ chính sách và kinh phí. Những người có lương hưu thấp thì trợ cấp thêm cho họ để đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống. Những người không có lương hưu thì có thể phụ cấp mức lương tối thiểu mang tính động viên. Nghệ nhân ca Huế xứng đáng được hưởng chế độ đãi ngộ chỉ còn khoảng chục người. Kinh phí cho khoản này một năm khoảng hơn 100 triệu. Khi đã có chế độ chính sách đãi ngộ thì phải xác định rõ như thế nào là nghệ nhân để xét từng trường hợp. “Nếu các nghệ nhân được quan tâm thì các thế hệ nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trẻ nhìn vào các cụ và thấy yên tâm, tự hào về nghề của mình”, NSND Ngọc Bình bộc bạch.
Trao đổi về vấn đề này, ông Cao Chí Hải - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trầm ngâm: “Tôi hiểu cuộc sống của nghệ nhân hiện đang rất khó khăn. Họ như những “bảo tàng” sống, cống hiến rất lớn cho ca Huế cũng như trao truyền cho các thế hệ kế cận nhưng lâu nay không có chế độ gì. Vừa rồi, tỉnh tổ chức tôn vinh ở góc độ nghề cũng chỉ mang tính động viên”.
Ông Hải cho hay, đã là chế độ chính sách thì các cấp, các bộ ngành phải đồng loạt làm, tham mưu, thông qua HĐND, Quốc hội, Chính phủ mới được. Khi đưa ra hỗ trợ thì phải căn cứ theo các quy định. “Đề xuất chế độ như thế nào phải xây dựng một đề án thể hiện công lao đóng góp của nghệ nhân qua các giai đoạn, có công lưu giữ, bảo tồn và phát huy như thế nào, ảnh hưởng của họ trong nghệ thuật truyền thống của Thừa Thiên Huế ra sao… mới có thể trình Chính phủ và các bộ ngành liên quan. Cấp trên đồng ý thì địa phương mới làm được”, ông Hải cho biết thêm.