【bxh ecuador serie b】Hiếm hoi xử lý cán bộ bảo kê vi phạm xây dựng

Trong quản lý trật tự xây dựng (TTXD),ếmhoixửlcnbộbảokviphạmxydựbxh ecuador serie b người đưa và người nhận hối lộ đều có lợi nên vi phạm không bị phơi bày. Người dân hầu như không tố cáo, cơ quan phòng chống tham nhũng không vào cuộc kịp thời, dẫn đến tham nhũng trong lĩnh vực này sinh sôi và gần như mặc định rằng, cứ có xây dựng là có tham nhũng.

Chỉ xử lý… 1 trường hợp bảo kê

Tại một hội nghị chấn chỉnh vi phạm xây dựng nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 23-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM (về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về TTXD) mới đây, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, nhấn mạnh: Không thể chấp nhận suy nghĩ cán bộ công chức cứ làm sai, cùng lắm phải nghỉ việc thì cũng đã “tích lũy” được.

Bí thư một huyện ngoại thành cho rằng trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm xây dựng, có sự “tiêu cực” của lực lượng thực thi công vụ. Điển hình là việc làm ngơ cho vi phạm; đến khi vụ việc vỡ lở, cùng lắm chỉ xử lý cán bộ, công chức liên quan ở mức đuổi việc. “Thực tế, cán bộ, công chức làm ngơ công trình sai phép, không phép để hưởng lợi cũng là hành vi tham nhũng”, vị này phân tích. Tuy nhiên, việc phát hiện, xác định hành vi này không đơn giản.

Đây cũng là vấn đề chung tại các quận huyện. Chẳng hạn, tại quận 1, từ năm 2016 đến nay, nhiều vi phạm liên quan đến quản lý TTXD nhưng hình thức xử lý chỉ là phê bình, khiển trách… Tương tự, từ năm 2017 đến nay, huyện Bình Chánh phát hiện, xử lý hàng chục cán bộ, công chức vi phạm về quản lý TTXD. Song, hình thức xử lý chỉ là khiển trách (49 trường hợp), cảnh cáo (14), buộc thôi việc (2) và chưa có trường hợp nào bị cho là “bảo kê” cho xây dựng và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Ban Nội chính Thành ủy TPHCM, những năm gần đây, toàn thành phố có hơn 300 cán bộ, công chức thanh tra xây dựng bị xử lý về hành vi công vụ. Nhiều trường hợp bị cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc và chỉ có 1 trường hợp bị phát hiện, xử lý về hành vi tham nhũng. Đó là cán bộ Thanh tra xây dựng Nhà Bè Nguyễn Đỗ Duy Hải bị xử phạt 1 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.

Một lãnh đạo Ban Nội chính Thành ủy nhận xét, hành vi tham nhũng trong lĩnh vực TTXD rất khó phát hiện. Về cơ bản, cả người đưa và người nhận đều có lợi nên không ai phơi bày. Đó là chưa kể tham nhũng trong lĩnh vực này số tiền thường không lớn, còn gọi là “tham nhũng vặt”. Do đó, việc tố cáo của người dân hoặc sự vào cuộc của các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng chưa kịp thời. Điều này dẫn đến hành vi này càng sinh sôi và gần như mang tính mặc định gắn liền với hoạt động xây dựng công trình.

Nhận diện dấu hiệu tham nhũng

Trong năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, tổng số công trình xây dựng sai giấy phép là 4.252 trường hợp (chiếm 62,3% tổng số vi phạm), số công trình xây dựng không phép là 2.573 trường hợp. “Gần như các quận huyện đều có xây dựng không phép”, một lãnh đạo Ban Nội chính Thành ủy khẳng định và dẫn chứng, thậm chí ở vùng ven tồn tại tình trạng xây dựng không phép thành từng khu, lên đến hàng chục công trình.

Có thể kể ra như ở xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh); xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi); xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn); phường Phú Hữu, phường Phước Long B (quận 9); phường Linh Trung, phường Tam Phú (quận Thủ Đức)… Ngoài ra, tất cả các quận huyện đều xảy ra xây dựng sai phép. Một số vi phạm nổi cộm như: công trình 51 Nguyễn Chí Thanh (quận 5), chung cư Khang Gia (quận Tân Phú), chung cư 32 Hoàng Bật Đạt (quận Tân Bình), chung cư Nguyễn Quyền (quận Bình Tân)…

Công trình 51 Nguyễn Chí Thanh (quận 5) là một vi phạm nổi cộm trên địa bàn TPHCM (xây lố nhiều tầng). Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Theo Ban Nội chính Thành ủy, quản lý TTXD là một trong những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Trong đó, tham nhũng trong lĩnh vực TTXD có khuynh hướng mang tính “thụ động” hơn. Dấu hiệu nhận diện là, cán bộ công chức có trách nhiệm phát hiện vi phạm xây dựng nhưng không xử lý hoặc che giấu, không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Một dấu hiệu rõ khác là có phát hiện nhưng xử lý, báo cáo, đề xuất xử lý không tương xứng với vi phạm, để được hưởng lợi vật chất từ người vi phạm. Đặc biệt, nhiều trường hợp cán bộ quản lý TTXD còn chủ động gợi ý, nhũng nhiễu đối với chủ các công trình, bất kể công trình có vi phạm xây dựng hay không.

“Hành vi tiêu cực, tham nhũng không chỉ xuất phát từ ý chí của cán bộ quản lý TTXD mà còn xuất phát từ phía chủ công trình hoặc nhà thầu thi công”, vị lãnh đạo Ban Nội chính Thành ủy khẳng định. Cụ thể, họ dùng lợi ích vật chất để cán bộ quản lý TTXD bỏ qua hành vi xây dựng không phép, sai phép, hoặc đề xuất xử lý theo hướng “bỏ bớt”, “làm nhẹ” đối với sai phạm.

Ngoài ra, một số trường hợp xây dựng có giấy phép, đúng giấy phép, khi cán bộ quản lý TTXD đến kiểm tra vẫn chủ động “bồi dưỡng” một vài triệu đồng. Tâm lý ở đây là “bồi dưỡng cho xong”, “ai cũng vậy” hoặc để không bị kiểm tra, làm phiền trong quá trình xây dựng. Thậm chí, một số chủ thầu xây dựng xem như đây là khoản chi phí “bắt buộc phải có”.

Như thế, cứ thấy cán bộ quản lý TTXD xuất hiện là “bồi dưỡng” và tính chi phí này vào giá xây dựng với khách hàng. Tuy nhiên, điều này lại gây ra nhiều bức xúc cho người dân; đồng thời cũng dẫn đến vi phạm xây dựng diễn ra tràn lan tại nhiều nơi.

TS NGUYỄN VIỆT HÙNG, Học viện Cán bộ TPHCM: Chọn điểm nóng để xử lý nghiêmcán bộ sai phạm

Không ít cán bộ, công chức địa chính, tài nguyên môi trường, thanh tra xây dựng thiếu trách nhiệm, tiêu cực và để xảy ra vi phạm xây dựng. Ngay cả cấp trung ương cũng nhũng nhiễu, tiêu cực, như vụ Trưởng đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ ở tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, trong xử lý trách nhiệm cán bộ lâu nay, hầu hết cũng chỉ khiển trách, cảnh cáo. Điều này không khiến cán bộ, công chức e sợ, nên tình trạng bảo kê hoặc ngó lơ công trình trái phép tiếp tục xảy ra.

Cho nên, để tạo sự thay đổi rõ nét trong thiết lập TTXD trên địa bàn TPHCM theo Chỉ thị 23-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, cần đặc biệt xử lý nghiêm minh cán bộ, công chức tiêu cực. Khi xử lý cần công khai vi phạm cùng tên tuổi, chức vụ cán bộ liên quan để răn đe, cảnh tỉnh người khác.

Thời gian qua, ở huyện Bình Chánh nổi lên như một điểm nóng về xây dựng trái phép. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đang kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm. TPHCM cần xem đây là một địa chỉ để tập trung chỉ đạo, làm rõ và xử lý thích đáng cán bộ, công chức vi phạm.

Luật sư LÊ XUÂN HUÂN, Đoàn Luật sư TPHCM: Lưu ý đến việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ

Nhiều dự án đô thị, nhà ở trên địa bàn TPHCM trong quá trình xây dựng đã làm thu hẹp không gian công cộng (đường, cây xanh), lấn chiếm diện tích công trình hạ tầng xã hội nhưng vẫn được hợp thức hóa bằng cách điều chỉnh quy hoạch. Ngoài ra, một số dự án đã được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, sau đó lại được điều chỉnh quy hoạch cục bộ, từ nhà phố, biệt thự lên chung cư cao tầng; giảm diện tích khoảng lùi.

Trong các trường hợp này, việc “điều chỉnh cục bộ” được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, có ý kiến của chính quyền địa phương, của sở ngành chuyên môn. Cuối cùng, UBND TPHCM có quyết định điều chỉnh. Dù vậy, quy hoạch vẫn bị phá vỡ, như việc điều chỉnh quy hoạch ở dự án chung cư Tân Bình Apartment (đường Hoàng Bật Đạt, phường 15 quận Tân Bình).

Đây là tình huống cần đặc biệt lưu ý. Bởi, việc điều chỉnh làm tăng mật độ xây dựng, tăng diện tích sử dụng cho các dự án và mang lại “lợi khủng” cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, hệ quả là quy hoạch bị phá vỡ, quy mô dân số khu vực tăng cao, gây ra nhiều áp lực về hạ tầng kỹ thuật cho giao thông.

 

Theo KIỀU PHONG/sggp.org.vn

Cúp C1
上一篇:Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
下一篇:Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời