Say không nhớ tên
Tối 15-5,ừngđểldquouocirćngvàilyđivàitriecirc̣bdkq vn trong số hơn 100 trường hợp đi môtô, xe máy được tổ công tác thuộc Đội 2, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn trên ĐT741, khu vực cổng Trường tiểu học Tiến Hưng A, xã Tiến Hưng, TP. Đồng Xoài, có một người đàn ông vi phạm nồng độ cồn với chỉ số đo 1,043 miligam/lít khí thở, vượt hơn 2,6 lần so với mức vi phạm khung cao nhất quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP là 0,4 miligam/lít khí thở.
Vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông - đừng để "uống vài ly, đi vài triệu". Trong ảnh: Lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh kiểm soát người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn trên ĐT741, khu vực xã Tiến Hưng, TP. Đồng Xoài
Tổ công tác đã mời người vi phạm làm việc, tuy nhiên vì cho rằng mình đã quá say nên người này nói không nhớ được tên, địa chỉ và không xuất trình các loại giấy tờ tùy thân. Mặc dù lực lượng cảnh sát giao thông phải mất thời gian khá lâu tuyên truyền, thuyết phục, song người này vẫn không tiết lộ thông tin cá nhân, không hợp tác xử lý vụ việc. Một lúc sau, người này năn nỉ lực lượng chức năng bỏ qua nhưng không được, sau đó lững thững bỏ đi trong tình trạng rất say và mệt mỏi.
Lấy xe ra 3 ngày… lại bị phạt
Đang lưu thông trên ĐT741 thì một thanh niên bất ngờ rẽ ngang đi vào sát bờ tường của Trường tiểu học Tiến Hưng A, lợi dụng vườn cây che khuất để qua chốt kiểm soát. Tuy nhiên, hành vi này đã bị lực lượng chức năng phát hiện và đề nghị đo nồng độ cồn. Không có biểu hiện quá say, song anh này nhiều lần từ chối thổi vào máy đo, liên tục gọi điện cho người thân và xin cảnh sát giao thông bỏ qua. Trên tinh thần xử lý quyết liệt, khoảng 10 phút sau, người này cũng chấp hành và kết quả đo nồng độ cồn là 0,154 miligam/lít khí thở.
Tổ công tác thuộc Đội 2, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh lập chốt cố định xử lý vi phạm nồng độ cồn trên ĐT741, khu vực cổng Trường tiểu học Tiến Hưng A, xã Tiến Hưng, TP. Đồng Xoài (ảnh chụp tối 15-5-2023)
Quá trình làm việc, anh này cho biết mới bị xử phạt do vi phạm nồng độ cồn vào tối 26-4-2023, vừa nộp phạt xong và lấy xe ra được 3 ngày thì lại bị xử phạt. “Trước khi tới quán nhậu, em cũng rất băn khoăn, nhưng vì bạn gọi quá nên em vẫn đi. Vừa nhậu vừa lo trên đường về gặp cảnh sát giao thông, không ngờ nỗi lo đã thành sự thật…” - người vi phạm tỏ ra ân hận và lo lắng.
Đã uống rượu bia, không lái xe
Trong các trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý, có nhiều bài học khiến người sử dụng rượu, bia buộc phải nâng cao ý thức và thay đổi hành vi, bởi sau khi bị xử phạt, điều kiện làm việc và kinh tế gia đình sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Một trường hợp đang chạy xe trên ĐT741, thấy lực lượng cảnh sát giao thông làm việc định trốn nhưng không thành
Cụ thể là trường hợp của một thanh niên ở xã Tiến Hưng, TP. Đồng Xoài bị xử lý nồng độ cồn vào tối 15-5 trên ĐT741. Trong thời gian chờ xử lý, anh này cho biết đang đi mua phở về nhà trọ để vợ chồng ăn tối. Tuy nhiên, vì gặp bạn đang nhậu trong quán và được mời nên anh đã cả nể uống vài ly. “Em mới cưới vợ được khoảng 10 ngày, vợ chồng đều làm công nhân ở Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, kinh tế còn nhiều khó khăn. Chiếc xe này em mới mua lại của người khác 3 triệu đồng để chở vợ đi làm. Giờ bị giữ xe, xử phạt 2,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 11 tháng thì vợ chồng em không có phương tiện đi nữa” - thanh niên này buồn bã cho biết.
Thực hiện chỉ đạo của Công an tỉnh Bình Phước tại Kế hoạch số 49/KH-CAT-PC08 ngày 16-2-2023 về việc “Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn, trong cơ thể có chất ma túy”, chúng tôi liên tục tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên ĐT741. Quá trình xử lý cho thấy, đối tượng vi phạm là lái xe ôtô giảm sâu. Có thời điểm nhiều ca liên tiếp không ghi nhận trường hợp vi phạm. Lượng người điều khiển môtô, xe máy vi phạm cũng giảm đáng kể. Nếu trước đây, bình quân mỗi ca làm việc xử lý từ 12-15 trường hợp vi phạm thì nay chỉ dưới 10 trường hợp. |
Đại úy PHẠM QUANG ANH Phó Đội trưởng Đội 2, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh |
Trong quá trình lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ cho thấy, đối tượng vi phạm nhiều nhất là công nhân các khu công nghiệp, một số trường hợp là nông dân, người lao động phổ thông có thói quen uống rượu, nghiện rượu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp, tuy nhận thức được việc điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, bia dù ít hay nhiều cũng có thể bị lực lượng chức năng xử lý, nhiều người thực sự không muốn uống, nhưng chỉ vì cả nể lời mời của bạn bè mà bị xử phạt, khiến kinh tế gia đình đã khó khăn càng khó khăn hơn. Qua những câu chuyện thực tế nêu trên, mọi người cần tuân thủ nghiêm theo quy định của pháp luật là đã uống rượu, bia thì không lái xe để đảm bảo an toàn giao thông, tránh thiệt hại sức khỏe, kinh tế cho bản thân và những người xung quanh.