游客发表

【ty so macarthur】Sẽ sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

发帖时间:2025-01-12 10:43:23

se sua doi bo sung quy trinh quan ly no va cuong che no thueThực hiện Nghị quyết xử lý nợ thuế: Đảm bảo khả thi, chặt chẽ
se sua doi bo sung quy trinh quan ly no va cuong che no thueQuản lý nợ thuế: Khó “đơn" khó “kép"
se sua doi bo sung quy trinh quan ly no va cuong che no thuePhó Thủ tướng: Cần hoàn thiện pháp luật quản lý nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp
se sua doi bo sung quy trinh quan ly no va cuong che no thueSiết quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế
se sua doi bo sung quy trinh quan ly no va cuong che no thue
Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các cục thuế triển khai giao nhiệm vụ thu nợ đọng thuế đến các phòng, chi cục thuế. Ảnh: Thùy Linh.

Nợ đọng thuế còn lớn

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 2/2020, toàn ngành Thuế đã thu 5.821 tỷ đồng nợ đọng thuế tại thời điểm 31/12/2019. Số thu này bằng 14,3% nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày tại thời điểm 31/12/2019, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ 3.891 tỷ đồng; bằng biện pháp cưỡng chế nợ 1.930 tỷ đồng.

Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, tổng số tiền nợ thuế tính đến cuối tháng 2 là 85.977 tỷ đồng, tăng 6,4% so với thời điểm 31/12/2019; giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019. Theo ông Đoàn Xuân Toản, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Tổng cục Thuế, số tiền thuế nợ đọng đến thời điểm cuối năm 2019 vẫn còn lớn, chủ yếu là do các khoản nợ không có khả năng thu hồi và các khoản tiền phạt và tiền chậm nộp chiếm tới 71,4% tổng số tiền nợ thuế. Số nợ thuế, phí và nợ tiền đất chỉ chiếm 28,6% tổng số tiền nợ thuế.

Thực tế cho thấy, mặc dù những năm gần đây ngành Thuế luôn đề ra những giải pháp quyết liệt để quản lý nợ, thu hồi nợ đọng nhưng tổng số nợ thuế đến thời điểm hiện tại vẫn khá cao. Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Đoàn Xuân Toản cho biết, do sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán; tài sản đã thế chấp tại ngân hàng dẫn đến không nộp ngay, nộp kịp thời tiền thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp mới khởi nghiệp cũng gặp khó khăn về vấn đề tài chính, chưa có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, lựa chọn ngành nghề không phù hợp với nhu cầu thị trường dẫn đến phát sinh nợ thuế mới.

Hơn nữa, theo đại diện Tổng cục Thuế, một số người tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh do nguồn vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay ngân hàng nên khi tình hình kinh tế gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán đã chấm dứt hoạt động kinh doanh, tự giải thể, phá sản, bỏ khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, không làm thủ tục giải thể theo quy định. Cơ quan thuế đã cưỡng chế đến biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng vẫn không thu hồi được nợ thuế.

Tại Cục Thuế Hải Phòng, số nợ thuế đến cuối năm 2019 của đơn vị là trên 1.900 tỷ đồng, tăng gần 165 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2018. Thống kê của Cục Thuế này cho thấy, hiện số nợ thuế từ khối Vinashin, Vinaline đang chiếm tới 1/4 tổng số nợ (khoảng 470 tỷ đồng), nhưng chưa thể thu hồi được. Hơn nữa, theo các quy định tại Nghị quyết 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không có khả năng nộp NSNN, Vinaline và Vinashin lại không thuộc đối tượng được khoanh nợ, xóa nợ, do đó cục thuế vẫn phải tính tiền chậm nộp, tiền phạt. Bên cạnh đó, mặc dù nền kinh tế đã phục hồi nhưng một số doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đã đến ngày đáo hạn nhưng không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, chính vì vậy việc huy động vốn lại càng khó khăn.

Tại Cục Thuế Hưng Yên, tính đến hết thời điểm năm 2019, tổng nợ thuế của tỉnh là 1.110 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Văn Khích, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hưng Yên, việc thu hồi nợ thuế của tỉnh còn gặp một số khó khăn. Hiện số tiền thuế nợ không có khả năng thu hồi chiếm 53,8% trên tổng số tiền thuế nợ, chủ yếu của người nộp thuế đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh; người nộp thuế không làm thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản dẫn đến không thuộc diện được xóa nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán.

Đáng chú ý, theo lãnh đạo Cục Thuế Hưng Yên, trên địa bản tỉnh có hiện tượng nhiều doanh nghiệp không chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, cố tình chây ỳ nợ, chiếm dụng tiền thuế, dẫn đến nợ cũ chưa nộp hết thì nợ mới lại phát sinh. Đơn cử tại một số doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần Dầu thực vật Quang Minh, Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Sơn Nam, Công ty TNHH sản xuất vôi Bình Minh...

Sớm tái thiết quy trình quản lý nợ

Để quản lý nợ hiệu quả, Tổng cục Thuế đã ban hành văn bản giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2020 cho các cục thuế, mục tiêu thu đạt tối thiểu 80% số tiền nợ thuế có khả năng thu tại thời điểm 31/12/2019 chuyển sang và giảm số tiền nợ thuế xuống dưới 5% số thu ngân sách nhà nước năm 2020. Tổng cục Thuế cũng đã chỉ đạo các cục thuế triển khai giao nhiệm vụ thu nợ đọng thuế đến các phòng, chi cục thuế, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản thi hành, động viên kịp thời nguồn lực cho ngân sách.

Tại Cục Thuế Hải Phòng, căn cứ vào chỉ tiêu thu nợ thuế mà Tổng cục Thuế đã giao, năm 2020, đơn vị này sẽ phải thu khoảng 800 tỷ đồng tiền thuế nợ. Theo Cục Thuế Hải Phòng, sẽ có nhiều khó khăn trong công tác thu nợ bởi khối nợ của Vinashin, Vinaline vẫn còn. Hiện Cục Thuế này đang nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Theo đó, Cục Thuế Hải Phòng đã giao chỉ tiêu cho các phòng, các chi cục thuế, các đội thuế cũng như giao chỉ tiêu đến từng cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế.

Ngòai ra, một số Cục thuế thực hiện các giải pháp để giảm nợ thuế như đối với những trường hợp chây ỳ, cố tình không nộp, trước thời điểm đến hạn cưỡng chế nợ thuế, cơ quan Thuế tích cực đôn đốc người nộp thuế (điện thoại, gửi mail, thông báo nộp thuế, mời làm việc) về số thuế nợ để nắm bắt chính xác, nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc về nợ thuế. Từ đó, cơ quan Thuế sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế đối với các trường hợp đủ điều kiện không tính tiền chậm nộp, nộp dần tiền thuế nợ…

Để xử lý các trường hợp nợ thuế không có khả năng thu hồi, Tổng cục Thuế cho biết sẽ sớm hoàn thiện Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế sửa đổi, Thông tư hướng dẫn Nghị quyết số 94/2019/QH14 về xử lý nợ thuế như: Khoanh nợ, xóa nợ, gia hạn nộp thuế, không tính tiền chậm nộp, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, công khai, minh bạch…

Theo ông Đoàn Xuân Toản, Tổng cục Thuế cũng sẽ sớm tái thiết kế, sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý nợ và quy trình cưỡng chế nợ thuế theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cục thuế, chi cục thuế mới. Từ đó chỉ đạo, giám sát việc phân loại tiền thuế nợ theo các tiêu chí phân tích nợ thuế, đảm bảo việc phân loại phải đầy đủ hồ sơ, phản ánh đúng bản chất của khoản tiền thuế nợ, của từng trường hợp nợ thuế.

Để đảm bảo chặt chẽ trong việc thực hiện xóa nợ đọng thuế, tránh lợi dụng thất thu ngân sách nhà nước, Khoản 5 Điều 85 Luật Quản lý thuế giao Chính phủ quy định việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa phải được hoàn trả vào ngân sách nhà nước trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, đã phá sản, đã được xóa nợ thuế nếu muốn quay trở lại hoạt động kinh doanh thì phải nộp tiền nợ thuế đã được xóa, kể cả tiền chậm nộp và tiền phạt mà cơ quan thuế đã có quyết định xử lý trước đây.

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, cơ quan soạn thảo (Bộ Tài chính) đã quy định rất cụ thể về các trường hợp được xoá tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cũng như điều kiện để quay lại hoạt động của những doanh nghiệp được xoá nợ.

Dự thảo cũng nêu rõ, cơ quan đăng ký kinh doanh không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ khi chưa hoàn trả vào ngân sách nhà nước số tiền thuế đã được xóa nợ.

    热门排行

    友情链接