【ket qua bong da wap】Chiêm bái Lam Kinh & chút “hoang mang” về nhân cách của một bà thái hậu

Một góc Lam Kinh

Ân oán chốn hậu cung

Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao được đánh giá là người có công lớn với 3 vị hoàng đế thời Lê sơ; người đã hết lòng cùng con chăm lo sự nghiệp đế vương,êmbáiLamKinhchúthoangmangvềnhâncáchcủamộtbàtháihậket qua bong da wap là một trong những chỗ dựa tin cậy trong suốt gần 4 thập kỷ trị vì của vua Lê Thánh Tôn, đưa Đại Việt bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ, “sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai bờ cõi…”. Lại nữa, điều khiến tôi ấn tượng với bà thái hậu này là bởi, trong một lần đọc cuốn sách “Chuyện về các quan thái giám trong lịch sử phong kiến Việt Nam” của tác giả Phạm Minh Thảo (NXB Quân đội Nhân dân-2010), thấy rất ly kỳ hấp dẫn bởi hành trạng của mẹ con bà có mối quan hệ rất “hệ trọng” với danh thần Nguyễn Trãi; là một trong những “nguyên nhân” dẫn đến thảm án Lệ Chi viên khiến Ức Trai tiên sinh phải thọ hình tru di tam tộc.

“Chuyện về các quan thái giám trong lịch sử phong kiến Việt Nam” khi kể về nhân vật Đinh Thắng đã liên hệ rất chặt với 2 người đàn bà nổi tiếng trong cung đình nhà Lê: Nguyễn Thị Anh và Ngô Thị Ngọc Dao. Với nhan sắc của mình, lại là người đầy “mưu mô xảo trá”, Nguyễn Thị Anh đã lấy được lòng vua Lê Thái Tôn khiến nhà vua xiêu lòng lập con của bà là Bang Cơ làm Hoàng Thái tử để kế vị sau này, dù trước đó ngôi vị ấy đã được ban cho hoàng tử Lê Nghi Dân, con của bà Ái phi Dương Thị Bí. Bản thân Nguyễn Thị Anh từ là một phi tần cũng trở thành một bà hoàng được nhà vua rất mực sủng ái, quyền nghiêng thiên hạ. Tuy nhiên, trước khi có được thành tựu kia, vị trí của mẹ con Nguyễn Thị Anh cũng từng phải đối diện nguy cơ bị vuột mất bởi bà Ngô Thị Ngọc Dao, một bà phi khuôn phép, hiền thục nết na, và cũng được vua Thái Tôn rất yêu mến.

Lăng Khôn Nguyên của thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao

Nguyên do là khi bà Ngọc Dao mang thai, trong cung loan truyền tin đồn bà nằm mộng thấy Thượng đế sai tiên đồng xuống đầu thai làm con. Nguyễn Thị Anh đã hết sức lo lắng, sợ đứa con từ “nhà trời” sai xuống sẽ được lập ngôi thái tử chứ không phải là cho con của bà (Bang Cơ). Từ đó, bèn mưu cùng hoạn quan Đinh Thắng bày ra trò bùa yểm để vu vạ cho Ngô Thị Ngọc Dao, đến nỗi khiến bà phi này suýt phải mất mạng. May nhờ có quan Hành khiển Nguyễn Trãi cùng vợ là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ can gián, vua Thái Tôn đã kịp nghĩ lại và để cho vợ chồng Nguyễn Trãi đưa bà Ngọc Dao trốn ra khỏi cung, rồi cưu mang giúp đỡ đến ngày khai hoa nở nhụy, sinh hạ Hoàng tử Tư Thành, người sau này trở thành vua Lê Thánh Tôn. Thái hậu Nguyễn Thị Anh vì việc này mà vô cùng căm tức Nguyễn Trãi; và đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ án Lệ Chi viên sau này. Riêng với quan thái giám Đinh Thắng, về sau cũng bị thái hậu Nguyễn Thị Anh ban cho chén thuốc độc chỉ vì mỗi cái tội “đã biết quá nhiều”…

Nhiều tài liệu khác mà tôi có dịp đọc, nghe, kể cả trên trang “Họ Ngô Việt Nam” cũng đều cùng nhận định bà thái hậu Nguyễn Thị Anh là người đàn bà nham hiểm, độc ác nhất trong lịch sử; khẳng định oan án ngút trời của danh thần Nguyễn Trãi cùng với người thiếp tài hoa Nguyễn Thị Lộ là do xuất phát từ mưu giết người diệt khẩu cùng cơ tâm trả thù của bà thái hậu độc ác này. Lớp hậu sinh là tôi do vậy suốt trong một thời gian dài cũng tin chắc như vậy.

Nguyễn Thị Anh - Bà thái hậu độc ác nhất lịch sử?

Cho đến hôm vừa rồi, nhân có thời gian thư thả, tôi ngồi nhẩn nha đọc một vài chương trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) của Ngô Sỹ Liên. Ở Quyển XII, Kỷ nhà Lê, phần viết về Thánh Tôn Thuần Hoàng đế có mấy đoạn làm tôi chú ý: “Năm Nhâm Tuất Đại Bảo thứ 3, tháng 7, ngày 20 sinh ra vua (tức Lê Thánh Tôn-NV). Vua sinh ra, tư trời rạng rỡ, thần sắc anh dị, tuấn tú, sáng suốt, chững chạc… Năm Thái Hòa thứ 3 phong làm Bình Nguyên Vương, vâng làm phiên vương vào ở Kinh sư, hàng ngày cùng với các thân vương ở Kinh diên học tập…; chỉ vui với sách vở đời xưa nay, nghĩa lý của thánh hiền… ưa điều thiện, thích người hiền, chăm làm không mỏi. Tuyên Từ thái hậu (tức thái hậu Nguyễn Thị Anh- NV) yêu như con mình đẻ ra; Nhân Tôn cho là người em hiếm có.”.

Nhà bia Vĩnh Lăng

Sau biến cố vua Nhân Tôn cùng mẹ là thái hậu Nguyễn Thị Anh bị Lê Nghi Dân giết để tiếm ngôi; rồi Nghi Dân bị các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa dẹp trừ, rước Lê Thánh Tôn lên ngôi, sách ĐVSKTT chép: “Vua đã lên ngôi, làm lễ phát tang cho Nhân Tôn và thái hậu. Ngày Tân Mùi, làm lễ cáo miếu đem Nhân Tôn lên thờ phụ. Ngày Quý Dậu, rước kim sách dâng tôn hiệu cho Nhân Tôn làm Khâm Văn Nhân Hiếu Tuyên Minh Hoàng đế; dâng tên thụy cho thái hậu là Tuyên Từ Nhân Ý Chiêu Túc Hoàng thái hậu”.

ĐVSKTT được đánh giá là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tôn, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479). Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay. Các bộ quốc sử về sau được biết đều được biên soạn dựa trên cơ sở của bộ sử này.

Vua Lê Thánh Tôn có thời gian trị vì khá dài: 38 năm, từ 1460 đến 1497. Bộ ĐVSKTT được biên soạn và hoàn thành trong thời gian này, trong đó không thấy có ghi chép, đánh giá nào về hành trạng của bà thái hậu Nguyễn Thị Anh là “xấu xí”  như mô tả trong “Chuyện về các quan thái giám trong lịch sử phong kiến Việt Nam”và một số tài liệu khác đã công bố. Đó là điều mà chúng tôi thấy hơi lạ và hơi “hoang mang”. Nếu như thái hậu Nguyễn Thị Anh đúng là người có “ân oán” nặng nề với mẹ con vua Lê Thánh Tôn, và con người của bà trong thực tế đúng là “nham hiểm, độc ác”...  như lưu truyền thì chắc hẳn với tinh thần tôn trọng sự thật của giới sử quan, với những ẩn ức dồn chứa của cả 2 mẹ con nhà vua vì bị thái hậu Nguyễn Thị Anh hãm hại trước đây, thì tin chắc ĐVSKTT sẽ không thể bỏ sót, cho dù có phải giảm nhẹ ít nhiều. Bởi ngay như các vua Thái Tổ, Thái Tôn, Thánh Tôn… cũng được ĐVSKTT thẳng thắn có những đánh giá không mấy “đẹp lòng”, như với Lê Thái Tổ: “Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh…Có thể gọi là có mưu lớn sáng nghiệp. Song đa nghi hay giết, đó là chỗ kém”; với Lê Thái Tôn: “Vua thiên tư thông minh trí tuệ, nối vận thái bình… Song, ham mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở ngoài, là tự mình làm vậy”; với Lê Thánh Tôn: “Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng…, thực là bậc vua anh hùng tài lược… Song công việc thổ mộc quá chế độ xưa, tình nghĩa anh em thiếu lòng thân ái, đó là  chỗ kém”… Huống hồ với một bà thái hậu mà lúc Ngô Sỹ Liên lãnh mệnh vua biên soạn sử ký đã ra người thiên cổ?

Thái hậu Nguyễn Thị Anh có đúng là người đàn bà “nham hiểm, độc ác nhất lịch sử” không? Hay đó hoàn toàn chỉ là những lời đồn thổi, thêu dệt do miệng lưỡi thế gian rồi tiếp tục bị các “sử gia”, các người cầm bút “đóng đinh” vào các văn bản? Đó là câu hỏi làm chúng tôi hết sức ưu tư mà chưa biết phải tìm đọc ở tài liệu nào cho đủ độ xác tín. Hơn 500 năm đã trôi qua, một độ lùi lịch sử đã đủ dài, rất hy vọng các nhà nghiên cứu lịch sử bỏ chút tâm sức khảo cứu lên tiếng, hoặc là để khẳng định, hoặc là để sự minh oan cho Tuyên Từ Thái hậu Nguyễn Thị Anh - Một trong số ít những bà thái hậu từng “buông rèm nhiếp chính”, giúp vua con giữ gìn đế nghiệp và lèo lái vận mệnh quốc gia trong thời gian suốt gần 2 thập kỷ.

Bài, ảnh: DIÊN THỐNG

Cúp C1
上一篇:Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
下一篇:Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh