Chắc chắn,ừaThiênHuếChuyểnbiếntrongđóngtàukhaitháchảisảnxabờlich thi đau c1 chặt chẽ Tuy gói hỗ trợ lãi suất tín dụng đóng mới chỉ 32 chiếc đã hoàn thành, nhưng ngư dân đã chủ động đầu tư đóng mới, mua mới, cải hoán để được hưởng các gói hỗ trợ bảo hiểm, hỗ trợ chuyến biển... Tính từ thời điểm có NĐ 67 có hiệu lực ngày 25/8/2014, đến tháng 6/2017, ngư dân huy động vốn tự có đóng mới thêm 34 chiếc tàu cá công suất từ 400 CV đến 1.000 CV... Số lượng tàu xa bờ từ 265 chiếc tăng lên thành 380 chiếc (tăng thêm 115 chiếc). Chất lượng tàu cá cũng tăng đáng kể, tàu xa bờ cỡ lớn từ 400CV trở lên từ 38 chiếc tăng lên 186 chiếc (có 67 chiếc đóng mới). Đặc biệt, tàu xa bờ công suất rất lớn từ 800CV trở lên sau khi có NĐ đã phát triển đến 45 chiếc, chiếc có công suất lớn nhất hiện đến 1.140CV. Có 2 tàu vỏ thép công suất 829CV, chiều dài tàu lên đến 27 mét. Để đạt kết quả trên, Sở NN&PTNT đã chủ động trước việc một số chủ tàu có thể không được bất kỳ ngân hàng thương mại nào đồng ý cho vay vốn, nên đã tham mưu UBND tỉnh chỉ ra quyết định phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện tham gia, sau khi ngân hàng thương mại đồng ý cho vay. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, cách làm này vào thời điểm ban đầu về tiến độ phê duyệt số lượng thì Thừa Thiên Huế chậm, nhưng càng về cuối càng tỏ ưu điểm. Tỷ lệ thực hiện của Thừa Thiên Huế ngày càng cao so với mức chung toàn quốc. Đồng thời, cách phê duyệt này đã hạn chế việc quyết định của UBND tỉnh ban hành nhưng không thực thi được. Bảo đảm tất cả chủ tàu khi đã nằm trong danh sách ở quyết định UBND tỉnh đều được sắp xếp vốn để thực hiện, tránh trường hợp nằm trong danh sách không được vay vốn, nảy sinh khiếu kiện phức tạp. Một số tàu không thực thi vay vốn đóng tàu là do chủ tàu rút lui hoặc sự cố bất khả kháng... Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã quyết liệt trong công tác điều hành. Cụ thể, ngay từ khi con tàu đầu tiên thực hiện, tỉnh đã bắt buộc thay máy thủy chính hãng đối với trường hợp lắp máy thủy hóa. Nhờ đó, góp phần lành mạnh hóa việc đầu tư. Cùng với đó, tỉnh tăng cường kiểm tra làm việc với các chủ tàu đã nằm trong danh sách phê duyệt của UBND tỉnh nhưng không thực hiện, lập biên bản loại ra 06 trường hợp, kịp thời dành chỉ tiêu cho các chủ tàu có nhu cầu và được ngân hàng thương mại đồng ý cho vay, nâng cao được tỷ lệ thực hiện so với chỉ tiêu. Ngoài ra, tích cực vận động ngư dân đóng tàu trong tỉnh trên cơ sở phát triển, công bố thêm 3 cơ sở đóng tàu đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ từ 400 CV trở lên, theo Thông tư 26/2014/TT-BNN của Bộ NN&PTNT. Kết quả, 100% tàu vỏ gỗ theo NĐ 67 đều do đơn vị đóng tàu trong tỉnh xuất xưởng, giữ được công ăn việc làm và tiền thuế lại cho tỉnh... Ngân hàng thương mại "ngại" dự án tàu vỏ thép Bên cạnh những kết quả đạt được, Sở NN&PTNT cũng thừa nhận, quá trình triển khai thực hiện NĐ 67 vẫn còn một số vướng mắc. Trước tiên, do tâm thế ảnh hưởng chung của toàn quốc sau sự cố tàu vỏ thép Bình Định, các ngân hàng thương mại tại Thừa Thiên Huế e ngại, thiếu quyết liệt tiếp tục cho vay các dự án đóng tàu vỏ thép giá trị suất đầu tư lớn. Mặt khác, một số trường hợp ngân hàng thương mại cẩn trọng trong thủ tục giải ngân chậm, làm ảnh hưởng tiến độ thời vụ khai thác của ngư dân. Hiện nay, ngoài các Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tham gia cho vay vốn đóng tàu, các Ngân hàng Ngoại Thương và Công Thương chưa cho vay dự án đóng tàu cá. Tuy Nghị quyết 113/NQ-CP của Chính phủ đã gia hạn các nội dung của chính sách đăng công báo, nhưng các bộ liên quan còn chậm trễ trong hướng dẫn địa phương thực hiện. Nội dung hướng dẫn chưa thực sự rõ ràng, ảnh hưởng đến ngư dân chậm hoặc không được hưởng được chính sách. Cụ thể những chủ tàu phải bỏ tiền 100% mua bảo hiểm từ đầu năm 2017, không giải quyết tốt có thể nảy sinh khiếu nại về bảo hiểm.... Để triển khai NĐ 67 có hiệu quả hơn thời gian tới, Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến chính sách của NĐ 67 và các chính sách bổ sung, thay thế. Đồng thời sẽ loại bỏ các chủ tàu không tham gia nữa, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt thêm danh sách, bảo đảm thực hiện hết chỉ tiêu 45 chiếc. Nếu còn nhu cầu và thời gian cho phép, tiếp tục đề nghị Bộ NN&PTNT điều chỉnh thêm chỉ tiêu cho Thừa Thiên Huế. Sở sẽ theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn thủ tục nhanh chóng cho các chủ tàu, doanh nghiệp tham gia các chính sách thuộc NĐ trong những tháng còn lại của năm 2017. Cụ thể, sẽ hướng dẫn hỗ trợ các dự án đóng tàu có tính công nghệ cao: vỏ thép, vỏ composite… Đồng thời, xây dựng các kế hoạch đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên theo tinh thần NĐ 67. Sở NN&PTNT cũng kiến nghị UBND tỉnh xem xét phân bổ nguồn kinh phí hợp lý theo kế hoạch để đầu tư phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản. Trọng tâm ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ đáp ứng nghề cá xa bờ.
Khánh Linh |