【kết quả trận đấu c1】Tăng trưởng kinh tế 2018: Nửa cuối chặng đường còn gian nan
Bước đầu khởi sắc
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Các DN, Hiệp hội DN cũng thúc đẩy sự giám sát, phát hiện vấn đề, tạo ra sự liên minh trong cải cách, tạo ra sự thúc đẩy mạnh mẽ cho cải cách, mong muốn cải cách quyết liệt hơn để đưa Việt Nam tăng trưởng, phát triển hùng mạnh hơn. Chúng tôi rất mong sự nỗ lực toàn diện để tạo ra sức sống mới cho môi trường kinh doanh của Việt Nam. |
Theo đánh giá của Chính phủ, điểm nổi bật là cả 3 khu vực đều tăng cao hơn cùng kỳ: Nông nghiệp được mùa, tăng 4,05%, công nghiệp và xây dựng tăng 9,7% (cùng kỳ chỉ tăng 4,48%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng mạnh 13,56%) và ngành dịch vụ tăng I/2018, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,4% (cùng kỳ 9,5%), trong đó vốn đầu tư tư nhân trong nước tăng mạnh 16,9%, thể hiện rõ kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân. XK trong gần nửa đầu năm tiếp tục đà tăng mạnh, nhiều đơn hàng XK lớn đã được ký kết, tổng kim ngạch XK 5 tháng đạt hơn 93 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước và tính chung 5 tháng đầu năm xuất siêu đạt 3,39 tỷ USD.
Đánh giá về cơ hội đóng góp của một số ngành, trong đó có ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế 2018, chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, những tín hiệu khởi sắc của khu vực nông nghiệp trong hai năm gần đây cũng như đầu năm 2018 cho thấy sự phát triển của khu vực nông nghiệp là yếu tố đóng góp lớn, mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. Quan trọng hơn, nó không chỉ giải quyết bài toán kinh tế mà còn là bài toán về môi trường, phát triển bền vững. Xét về dài hạn, trọng tâm ưu tiên cải cách của Chính phủ là đang hướng tới phát triển đầy đủ tiềm năng ngành nông nghiệp. Đây là ưu tiên phát triển từ phía Chính phủ cũng như khu vực DN.
Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cũng nhấn mạnh, cá nhân ông rất mừng về sự phát triển đột phá trong nông nghiệp. Đầu 2018, kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh, đặc biệt, sự phát triển nhanh này là do sự chuyển đổi cơ cấu, từ trồng lúa chuyển sang tôm, cá, trồng cây ăn quả, sự phát triển của ngành chế biến nông sản, nhờ đó XK nông lâm thủy sản được nhiều hơn và hiện đang rất tốt. Đây là cú huých quan trọng cho tăng trưởng nói chung và tăng trưởng 2018 nói riêng.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, XK một số mặt hàng nông sản, thủy sản tăng khá trong 5 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị XK đạt 15,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Đánh giá về một số áp lực cho tăng trưởng kinh tế 2018, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh áp lực lạm phát năm 2018 còn tiềm ẩn, trong đó chủ yếu là từ việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ công (y tế, giáo dục) và giá thực phẩm năm 2018 nhiều khả năng sẽ tăng mạnh hơn do nguồn cung giảm khi ngành chăn nuôi có những điều chỉnh, đồng thời cần quan tâm đến sự tác động của tăng giá dầu và các mặt hàng chủ lực XNK đến tăng giá trong nước.
Cũng theo phân tích của các chuyên gia, động lực tăng trưởng dựa vào một số yếu tố như trong năm trước sẽ khó lặp lại. Việc một số nước lớn quay lại áp dụng các chính sách bảo hộ và các biện pháp cực đoan khó lường, áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, việc các nước NK áp dụng tiêu chuẩn cao về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm… có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của Việt Nam.
Cần cải cách mạnh mẽ
Về triển vọng năm 2018, một số tổ chức quốc tế lớn đều có dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu cũng như dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức cao. Ngân hàng ADB dự báo tăng 7,1%, World Bank mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%. Mặc dầu vậy, một loạt hạn chế của kinh tế 2018 cũng đã được chỉ ra, theo đó, cơ hội để tăng trưởng đột phá trong năm 2018 là không nhiều. XK còn phụ thuộc lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng 72%. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn rất chậm… Thu hút đầu tư nước ngoài giảm. Quá trình cơ cấu lại các DNNN chưa đảm bảo tiến độ và đạt hiệu quả như yêu cầu. Một số vụ việc gần đây liên quan đến công tác định giá DN trong cổ phần hóa, việc mua cổ phần của DN, quản lý đất công, bán chỉ định đất công không qua đấu giá công khai… thể hiện sự cố tình làm trái quy định pháp luật về quản lý tài sản, vốn của nhà nước của một số cán bộ, công chức, lãnh đạo địa phương, DN. Đặc biệt, DN thành lập mới trong 5 tháng tăng, song số DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn cũng tăng.
Nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết các hạn chế bất cập nêu trên, cần một động lực lớn từ cải cách thể chế, thực hiện quyết liệt, thực chất việc cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện nghiêm khắc kỷ luật hành chính.
Về vấn đề này, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, không thể phủ nhận chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ, đã có những nỗ lực rất tích cực trong việc bổ sung, sửa đổi các chính sách pháp luật và đã đạt được nhiều tiến bộ trong cắt giảm thủ tục hành chính nhiêu khê liên quan đến thủ tục nộp thuế, đăng ký kinh doanh, đầu tư, kiểm tra chuyên ngành... , nhưng những thành quả này vẫn còn rất khiêm tốn so với những gì mà chúng ta kỳ vọng. Vẫn còn một khoảng cách không nhỏ so với các chuẩn mực hàng đầu của các nước ASEAN và mong đợi của người dân. Không ít tư lệnh ngành còn lơ là với nhiệm vụ làm thể chế.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), tăng trưởng kinh tế không chỉ dừng lại ở con số 6,7 hay 6,8% mà còn có thể cao hơn, bởi tiềm năng còn rất nhiều và mấu chốt là cải cách thể chế. Muốn vậy, không thể vắng bóng sự nỗ lực hợp tác của các bộ ngành. Một thông điệp rất rõ ràng là vai trò của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương là rất quan trọng. Ở đâu có sự vô cảm, vô trách nhiệm, vô lý thì phải xử lí ngay, không thể để DN kêu than nhiều như thời gian qua mà lại vẫn cứ để cho các sự việc bị “chìm” đi. Nếu còn có tình trạng này là các lãnh đạo ngành chưa làm hết trách nhiệm.
Báo cáo của CIEM cho thấy, số điều kiện kinh doanh thực sự được bãi bỏ cho đến nay còn thấp so với mục tiêu bãi bỏ ít nhất 50% số điều kiện kinh doanh hiện hành. Số hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành giảm chưa đáng kể so với mục tiêu là giảm ít nhất ½ danh mục hàng hóa. Đại diện CIEM cho rằng, các bộ, đặc biệt là các bộ trưởng phải nhanh chóng vào cuộc chỉ đạo quyết liệt nhanh chóng để đạt được mục tiêu như Nghị quyết 19 đặt ra. Nếu làm được thì đây là sự thay đổi vượt bậc về cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu chi phí cho DN. Quan trọng hơn là tạo ra cơ hội, dư địa kinh doanh mới, làm cho việc kinh doanh trở nên tự do hơn, an toàn hơn, làm cho DN yên tâm đầu tư dài hạn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng.
(责任编辑:Cúp C2)
- Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- Chính sách mới: Tăng trợ cấp hằng tháng với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ
- 'Nương Nương mai mối' chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng của 132 người bằng cách nào?
- Nhức nhối tình trạng 'quái xế' gây rối trật tự, cha mẹ giao xe rồi không quản lý
- Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- Máy bay rơi nhanh, 2 phi công bình tĩnh điều khiển ra xa khu đông dân
- Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt: Rất tiếc khi cấp thiếu tá 48 tuổi đã nghỉ hưu
- Bộ trưởng Nội vụ: Sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ dừng ở sáp nhập huyện, xã
- Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- Tin tức về thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (7/11
- 'Cô đồng' ở TPHCM lừa đảo 28 tỷ đồng bằng chiêu trục vong, giải hạn như thế nào?
- Bị nhân viên điện lực dỏm lừa đảo 650 triệu đồng và lời cảnh báo từ công an
- Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- Chống lãng phí như chống tham nhũng thì đất nước sẽ vững vàng vào kỷ nguyên mới
- Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- 3.300 doanh nghiệp đủ điều kiện tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất do bão số 3
- 'Cô đồng' ở TPHCM lừa đảo 28 tỷ đồng bằng chiêu trục vong, giải hạn như thế nào?
- Sửa Luật Đầu tư công: Phân cấp mạnh cho địa phương, tránh tạo cơ chế xin
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- Dự báo thời tiết 3/11/2024: Không khí lạnh bao trùm miền Bắc, miền Trung mưa lớn