Về ưu đãi thuế cho phát triển CNHT,ínhsáchtàichínhpháttriểncôngnghiệphỗtrợƯuđãicótrọngđiểkết quả bóng đá - kqbd keonhacai Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 96/2011/TT- BTC ngày 4-7-2011 hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành CNHT.
Từ ngày 18-8-2011, nhiều nhóm sản phẩm được miễn thuế NK; ưu đãi về thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN); miễn, giảm thuế GTGT và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm CNHT thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...
Tuy nhiên, hiện nay có tới 70-80% sản phẩm phụ trợ của các DN sản xuất lắp ráp vẫn phải NK, chưa kể ngay cả những phụ tùng, linh kiện mua tại nội địa cũng có nguyên vật liệu và phụ tùng nhỏ phải NK, nên về thực chất, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp hơn nữa. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, rất cần một “cú hích” trong cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô mới có thể thay đổi “diện mạo” của ngành sản xuất CNHT.
Tại cuộc hội thảo cuối năm ngoái do Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) và Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức, về nhóm các chính sách ưu đãi, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nên thành lập Quỹ phát triển CNHT để thực hiện chính sách ưu đãi, đồng thời có hướng ưu đãi hơn nữa về giá thuê đất; miễn thuế NK thiết bị công nghệ để sản xuất sản phẩm CNHT; miễn thuế thu nhập cho DN; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực… Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Tài chính, do ngân sách Nhà nước ngày càng hạn hẹp, chỉ nên đưa ra từ 1-2 lĩnh vực ưu đãi để tập trung làm cho thực sự bật hẳn lên; cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, mỗi một giai đoạn tập trung vào 1-2 ngành có nhiều lợi thế cho phát triển CNHT nhất.
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) đã tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp này.
Malaysia khuyến khích thu hút FDI cũng như dòng vốn nước ngoài nói chung vào lĩnh vực chế tạo thông qua những chính sách ưu tiên về mặt bằng và thuế. Quốc gia này đã miễn thuế trong vòng 5 năm đầu hoạt động, sau đó giảm tiếp 30% nếu DN hoạt động trong khu vực phía Đông bán đảo Malaysia, các khu vực khác giảm 15%. Singapore thu hút vốn FDI vào những ngành CNHT thông qua áp dụng miễn thuế trong vòng 5 năm và Bộ Tài chính có thể đưa ra mức thuế 10% trong vòng 5 năm tiếp theo.
Chính sách hỗ trợ tín dụng cũng được nhiều quốc gia quan tâm. Malaysia rất chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ các DN nhỏ và vừa thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, trong đó, lĩnh vực CNHT được ưu tiên nhất. Công ty Tài chính phát triển công nghiệp Malaysia cũng là một định chế tài chính cung cấp vốn vay và hỗ trợ tín dụng cho các DN vừa và nhỏ.
Công ty này đã cấp vốn vay để hỗ trợ chuyển dịch mục tiêu của các kế hoạch 5 năm từ tạo việc làm sang thay thế NK, khuyến khích phát triển công nghiệp điện- điện tử, các ngành công nghiệp chế tạo... Đối với chính sách hỗ trợ đầu tư khoa học công nghệ, Thái Lan là quốc gia cung cấp gói hỗ trợ đổi mới công nghiệp, khuyến khích phát triển kỹ năng thông qua giảm thuế TNDN lên đến 8 năm và miễn giảm thuế NK máy móc.
Nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính đã khuyến nghị một số giải pháp nhằm khuyến khích thúc đẩy CNHT. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đề nghị cần xác định rõ phạm vi của CNHT, trong đó chỉ nên tập trung vào 1-2 nhóm ngành CNHT phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp cũng như có khả năng khai thác được tiềm năng và lợi thế của Việt Nam. Ngoài ra, các chương trình hỗ trợ cũng cần được thay đổi linh hoạt theo từng điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của mỗi thời kỳ.
Trong nhóm các giải pháp, nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế, mặt bằng... cho DN nhỏ và vừa; ban hành các chính sách thuế TNDN ưu đãi vượt khung (thuế suất thấp nhất hoặc thấp hơn mức thấp nhất của luật thuế) đối với DN thực hiện dự án CNHT trọng điểm từng giai đoạn và chính sách thuế Thu nhập cá nhân ưu đãi vượt khung đối với chủ DN đầu tư dự án CNHT trọng điểm từng giai đoạn; tăng quy mô bảo lãnh tín dụng cho dự án CNHT, trong đó có thể cấp bù lãi suất cho các dự án trọng điểm của CNHT, hoặc hình thành các quỹ đặc thù dành riêng cho CNHT gắn với các ngành được ưu tiên phát triển.
Minh Anh