【kết quả vilich hôm nay】Một năm vững vàng vượt “bão” Covid
Thu vượt dự toán,bãokết quả vilich hôm nay dồn lực cho phòng chống dịch
Thời điểm giữ trọng trách là Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng là khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã quyết liệt cùng toàn ngành Tài chính kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” do Chính phủ đề ra, vừa chống dịch hiệu quả vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn phải đảm bảo thực hiện cho được các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) đề ra.
Vào cuối tháng 4/2021, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư, với biến chủng Delta có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn và nguy hiểm hơn. Nhiều địa phương lớn trong cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài. Có đến 23 địa phương là các trọng điểm thu ngân sách (chiếm đến khoảng 70% tổng số thu cả nước) thực hiện giãn cách trong thời gian dài. Đó là thách thức rất lớn đối với ngành Tài chính.
Có thể nói, dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế - xã hội, tạo sức ép rất lớn đến cân đối thu, chi NSNN. Thu NSNN giảm do kinh tế khó khăn và thực hiện các chính sách ưu đãi miễn, giảm; trong khi nhu cầu tăng chi lớn. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt phục vụ hiệu quả phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2021.
Các đại biểu tham dự bấm nút ra mắt Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, ngày 11/12/2021. |
Triển khai các giải pháp về thu NSNN, Bộ Tài chính đã chỉ đạo quyết liệt quản lý thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu tăng thu ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế. Nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng về tài khóa, tiền tệ như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... tạo thêm nguồn thu cho NSNN; tăng thu từ tăng giá dầu thô; từ hoạt động xuất, nhập khẩu. Do đó, kết quả thực hiện thu NSNN năm 2021 ước vượt dự toán 4 - 5% đã góp phần đảm bảo các nhiệm vụ theo dự toán và xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinh về phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch, đảm bảo an sinh xã hội.
Về chi NSNN, để chủ động ưu tiên cân đối nguồn cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, kinh phí công tác trong và ngoài nước, tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho phòng, chống dịch Covid-19.
Các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng, dự trữ và nguồn lực hợp pháp khác (gồm tiền lương còn dư) để chi phòng, chống dịch Covid-19; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí 12,1 nghìn tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2020 để mua vắc xin; bổ sung 14,62 nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương vào dự phòng ngân sách trung ương để chi cho phòng, chống dịch.
Nguồn: Quỹ Vắc - xin phòng chống Covid-19 Đồ họa: Hồng Vân |
Huy động hiệu quả mọi nguồn lực cho phòng chống dịch, sáng kiến trong triển khai thực hiện trước bối cảnh ngân sách hạn hẹp, cần kinh phí mua vắc-xin tiêm cho người dân, Bộ Tài chính đã tham mưu với Thủ tướng Chính phủ đề xuất thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19. Vào cuối tháng 5/2021, Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 được thành lập. Quỹ là kết tinh của tình yêu thương, trách nhiệm, sự sẻ chia và tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân. Bộ Tài chính đã quản lý đúng đắn, chặt chẽ, minh bạch, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ phòng chống dịch. Hơn 8.800 tỷ đồng đã được huy động và đã chi hơn 7.600 tỷ đồng cho mua vắc-xin, chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin…
Nhờ các kết quả thu-chi NSNN khá tích cực nêu trên, nên các chỉ tiêu về bội chi, nợ công, nợ chính phủ đều trong phạm vi Quốc hội quyết định, góp phần giữ vững an ninh tài chính quốc gia.
Chính sách tài khóa mở đường cho phát triển
Năm 2021, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp và khó lường do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đòi hỏi chính sách tài chính phải chủ động, linh hoạt. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế, Bộ Tài chính đã chủ động đẩy mạnh công tác xây dựng chính sách, pháp luật nhằm sớm đưa các giải pháp tài chính vào cuộc sống.
Công tác xây dựng thể chế, chính sách của ngành Tài chính đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến ngày 20/12/2021, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 4 nghị quyết của Quốc hội; trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thông qua 2 nghị quyết; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 14 nghị định, 5 quyết định, 16 đề án khác.
Hoàn thành nhiều chương trình, đề án Năm 2021 đã có 28 nghị định của Chính phủ, 8 quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo được ký ban hành (bao gồm cả số đã trình từ cuối năm 2020); đồng thời ban hành theo thẩm quyền 109 thông tư về tài chính - ngân sách. Trong số này có rất nhiều chương trình, đề án không có trong kế hoạch, nhưng vì mục tiêu nhiệm vụ cấp bách phát sinh, Bộ Tài chính cũng đã hoàn thành kịp thời tiến độ đề ra. |
Từ đầu năm 2021 đến nay đã có 28 nghị định của Chính phủ, 8 quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo được ký ban hành (bao gồm cả số đã trình từ cuối năm 2020); đồng thời ban hành theo thẩm quyền 109 thông tư về tài chính - ngân sách. Trong số này có rất nhiều chương trình, đề án không có trong kế hoạch, nhưng vì mục tiêu nhiệm vụ cấp bách phát sinh, Bộ Tài chính cũng đã hoàn thành kịp thời tiến độ đề ra. Nhiều đề án được trình theo trình tự, thủ tục rút gọn với các quy định cụ thể, để khi được các cấp có thẩm quyền ban hành, chính sách có thể thực hiện được ngay.
Nhắc đến chính sách tài khóa được ban hành trong năm 2021 phải đặc biệt nhắc đến các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của dịch Covid-19.
Rất nhiều chính sách được ban hành trong năm 2021, như: Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2021; Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19; Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 về giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong cả năm 2021…
Bộ Tài chính ước tính, số tiền khoảng 140 nghìn tỷ đồng từ thực hiện các chính sách nêu trên kịp thời góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, sớm ổn định sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Là năm đầu nhiệm kỳ, năm 2021, Bộ Tài chính đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược Tài chính đến năm 2030 và một loạt các chiến lược của các ngành thuế, hải quan, chứng khoán, kho bạc, bảo hiểm... Các chiến lược mục tiêu này chính là các chính sách quan trọng, dọn đường cho phát triển của toàn ngành Tài chính trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã hoàn thành Báo cáo định hướng Kế hoạch Tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, trình Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021. Kế hoạch Tài chính quốc gia và vay trả nợ công 5 năm với mục tiêu tổng quát là huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả tổng thể các nguồn lực bên trong và bên ngoài phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời, quản lý chặt chẽ nợ công, giữ vững an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.
Đột phá ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý
Một trong những dấu ấn là thành công trong công tác điều hành của Bộ Tài chính trong năm 2021, đó là đã triển khai hóa đơn điện tử, tăng cường thu thuế sàn thương mại điện tử, nền tảng số - tạo nên bước tiến lớn về chuyển đổi số và hiện đại hóa công tác thuế.
Năm 2021 là dấu mốc quan trọng trong công tác triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) của ngành Thuế với việc chính thức kích hoạt lộ trình triển khai hệ thống HĐĐT theo định dạng chuẩn. Tại 6 cục thuế thực hiện giai đoạn 1 từ tháng 11/2021, với số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn chiếm khoảng 70% toàn quốc, kết quả thành công sẽ tạo nền tảng để triển khai tại 57 địa phương còn lại thuộc giai đoạn 2, đảm bảo đến ngày 30/6/2022 đạt 100% doanh nghiệp trên toàn quốc áp dụng HĐĐT và chính thức “xóa sổ” hóa đơn giấy.
Việc chuyển đổi sang HĐĐT có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy và giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế; đồng thời góp phần vào chuyển đổi số ở Việt Nam, giúp thay đổi tích cực phương thức điều hành, lãnh đạo, quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như của các doanh nghiệp.
Năm 2021 cũng là năm ngành Tài chính “tuyên chiến” bịt lỗ hổng trong quản lý thuế thương mại điện tử. Tổng cục Thuế đã chỉ đạo và các cục thuế địa phương đã tích cực vào cuộc, với nhiều cách làm sáng tạo, nhằm tăng thu trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử.
Qua rà soát, cơ quan thuế đã thu được 1.314 tỷ đồng từ các tổ chức Việt Nam có ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến với tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam, như Google, Youtube, Facebook. Tính đến hết tháng 10/2021, số thu từ cá nhân tự kê khai, số thuế truy thu, tiền phạt qua thanh tra kiểm tra đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại các trang mạng xã hội nước ngoài Google, Facebook, Youtube... trên cả nước là 498 tỷ đồng.
Những thành quả sau một năm nhiều nỗ lực, sẽ là điểm tựa vững chắc để ngành Tài chính bước tiếp trong thời gian tới.
Bản lĩnh, trách nhiệm vì dân Ở thời điểm nhậm chức, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã nhấn mạnh, nhiệm kỳ 2021-2026 là thời điểm rất quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Do đó trong xây dựng và quản lý điều hành kế hoạch tài chính – NSNN phải tích cực, nhưng thận trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, an ninh, quốc phòng, chủ động trong hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước, đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh nền tài chính quốc gia. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, bên cạnh việc tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nâng cao hiệu quả, hiệu lực nhằm tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu tiềm năng thì cần tăng cường chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, đảm bảo chi NSNN tiết kiệm hiệu quả. Đồng thời, toàn ngành cần cải thiện tích cực chính sách tài khóa, sức chống chịu của nền tài chính quốc gia trong quản lý, điều hành nền kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập khu vực và thế giới trong tình hình mới. Theo đó, thực hiện chính sách tài khóa thời gian tới, người đứng đầu ngành Tài chính nhấn mạnh: “Cần thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc vẫn kiên định mục tiêu, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn điều hành chính sách tài chính để góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. “Tập trung cải thiện nguồn thu, đặc biệt là nuôi dưỡng nguồn thu và những vấn đề về tăng thu những khoản thu tiềm năng. Ngoài ra siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kỷ luật tài chính và giảm được nợ công, thực hiện các vấn đề tiết kiệm chi và nâng cao hiệu quả chi đầu tư phát triển; giảm được bội chi ngân sách. Điều quan trọng nhất là đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính nhằm tháo gỡ được nút thắt để vực dậy nền kinh tế và phát triển doanh nghiệp” - Bộ trưởng nhấn mạnh. Trọng trách lớn lao luôn đi cùng với trách nhiệm nặng nề. Trong điều hành, dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu Bộ trưởng vẫn kiên định các mục tiêu đề ra, luôn đề nghị toàn ngành chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, “khó nhưng không rối”. Ở thời điểm cực kỳ khó khăn khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, khẳng định trước Quốc hội, Bộ trưởng nói: “Chúng tôi chủ động xây dựng các kịch bản để tham mưu cho Chính phủ, điều hành linh hoạt chính sách tài khóa, kết hợp với chính sách tiền tệ và các công cụ khác, để vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế”. Trong biết bao nhiêu bộn bề lo toan, liên tục rà soát chính sách để đề xuất gói hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp, những nhiệm vụ thường xuyên của ngành vẫn phải thông suốt, một trong những ưu tiên được người đứng đầu ngành Tài chính liên tục nhắc đến đó là công tác xây dựng thể chế. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay: Mục tiêu của ngành Tài chính là đảm bảo chính sách tài chính luôn đi trước một bước, góp phần khai thông và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Tài chính kiên định thực hiện 5 định hướng chính sách lớn đặt ra cho giai đoạn 2021-2030. |
* Ông Trần Văn Lâm - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội:
Ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra
Ông Trần Văn Lâm |
Ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã dự báo tình hình diễn biến phức tạp từ dịch bệnh, do đó đã xây dựng dự toán ở mức hợp lý, là sự chủ động trong cân đối. Nhờ sự chủ động đó, chúng ta có thể bố trí các nhiệm vụ chi phù hợp, không vượt quá khả năng thu cũng như không đẩy bội chi ngân sách lên, đảm bảo an toàn nợ công. Tôi cho rằng, đó là thành công lớn.
Trước diễn biến đột biến của dịch bệnh, nhu cầu chi cho phòng, chống dịch, chi an sinh xã hội, chi hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội đều tăng đột biến. Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính đã rất linh hoạt để bố trí đủ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, đủ nguồn lực mua vắc-xin. Bên cạnh đó, chính sách an sinh xã hội phải chi rất lớn. Ngành Tài chính đã linh hoạt điều chỉnh chính sách tài chính, đảm bảo các cân đối và đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu chi cho đồng thời 3 nhiệm vụ tăng đột biến, đó là phòng chống dịch, an sinh xã hội và các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong thời buổi khó khăn, đó là thành công lớn.
Năm nay, với khó khăn, thách thức như vậy nhưng linh hoạt chính sách, điều chỉnh kịp thời, ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đặt ra.
* TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam:
“Khoan thư sức dân” mà vẫn đảm bảo cân đối ngân sách
TS. Lê Duy Bình |
Là cơ quan tham mưu cho Chính phủ liên quan đến điều hành chính sách tài chính - NSNN, Bộ Tài chính đã chủ động trong điều hành, để đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách, đáp ứng các nhiệm vụ chi trong dự toán, chi cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh và chi an sinh xã hội. Bên cạnh đó, việc thực hiện các nhiệm vụ thu cũng rất quan trọng để có nguồn chi cho phòng, chống dịch và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, “khoan thư sức dân” mà vẫn đảm bảo cân đối ngân sách, làm được điều đó nghĩa là Chính phủ, Bộ Tài chính đã phải rất nỗ lực trong điều hành.
Đối với các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, về lâu dài, nếu chỉ giảm thuế, phí nhưng không tập trung cho việc hỗ trợ, vực dậy doanh nghiệp, các gói hỗ trợ kéo dài sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách, dư địa hạn hẹp nên chúng ta không thể hỗ trợ lâu được. Thực tế đã cho thấy rằng, bên cạnh việc giảm thuế, giãn thuế, khoanh nợ cho doanh nghiệp, thì điều quan trọng nhất là cần rà soát các chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực sự “cởi trói” nhằm kích thích doanh nghiệp phát triển.
* Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam:
Ông Tô Hoài Nam |
Chính phủ, Bộ Tài chính đồng hành cùng doanh nghiệp
Bộ Tài chính, ngoài triển khai kịp thời, linh hoạt các giải pháp tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, việc giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí trong bối cảnh khó khăn hiện nay có ý nghĩa hết sức nhân văn, tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thêm nguồn vốn, đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhiều đối tượng được thụ hưởng chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế. Đây là điều khá đặc biệt, thể hiện sự bình đẳng cũng như ý chí quyết tâm, chia sẻ và đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp từ phía Chính phủ, Bộ Tài chính.
下一篇:CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
相关文章:
- Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- Cùng đi qua cầu hẹp, xe nào phải nhường đường?
- Nguyên nhân hoãn phiên xét xử cựu Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông cùng đồng phạm
- Công an điều tra vụ tài xế ở Bắc Ninh bị chặn đường, hành hung
- Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- Bộ Công an sẽ giải quyết tố giác hành vi 'phông bạt' bill chuyển tiền từ thiện
- Xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan bị đề nghị án chung thân
- Gây tai nạn chết người phải bồi thường bao nhiêu tiền?
- Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- Bộ Công an tiếp tục truy nã cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn
相关推荐:
- Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- Quy trình đền bù bảo hiểm ô tô
- Phát hiện thi thể phụ nữ không nguyên vẹn trong vườn điều ở Gia Lai
- Kẻ sát hại cô gái 17 tuổi, phân xác phi tang trên sông Hồng lĩnh án tử hình
- Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- Phạt dưới 200.000 đồng, CSGT không cần lập biên bản?
- Nguyên nhân hoãn phiên xét xử cựu Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông cùng đồng phạm
- Vạch trần thủ đoạn giả mạo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để lừa đảo
- Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, Thái Bình
- Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone