【kết quả bóng đá livescore】“Tính kế ” xuất hàng sang Trung Quốc, Nhật Bản khi bị “ế” tại Mỹ, EU

  发布时间:2025-01-24 23:17:52   作者:玩站小弟   我要评论
Dệt may “choáng váng” trước khủng hoảng chưa từng cóDoanh nghiệp dệt may lo phá sản khi một số đối t kết quả bóng đá livescore。
tinh ke xuat hang sang trung quoc nhat ban khi bi e tai my euDệt may “choáng váng” trước khủng hoảng chưa từng có
tinh ke xuat hang sang trung quoc nhat ban khi bi e tai my euDoanh nghiệp dệt may lo phá sản khi một số đối tác từ Mỹ và EU tạm ngừng nhập hàng
tinh ke xuat hang sang trung quoc nhat ban khi bi e tai my eu
Việc liên tục bị các đối tác từ Mỹ và EU hủy, giãn đơn hàng đã đẩy ngành dệt may Việt Nam vào khó khăn chưa từng có. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Tới tấp hủy, giãn đơn hàng

Chiều nay 20/3, Bộ Công Thương đã họp khẩn đánh giá tác động của việc một số thị trường XK lớn của Việt Nam như Mỹ, EU đóng cửa biên giới nhằm phòng chống dịch viêm đường hô hấp do chủng mới virus corona (Covid-19) tới tình hình sản xuất, XK hàng hóa của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, 2 tháng đầu năm nay, các thị trường XK lớn của nông, thủy sản Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản… đều ghi nhận sự sụt giảm, thậm chí một số lĩnh vực, ngành hàng còn rơi vào tình trạng “tê liệt” do dịch Covid-19.

2 tháng đầu năm nay, XK các mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo vẫn tăng trưởng, song đi sâu phân tích thấy rằng nguy cơ rất lớn, trừ mặt hàng điện tử vẫn tăng trưởng tốt thì các ngành hàng dệt may, da giày, đồ gỗ… đều khó khăn.

“Ví dụ điển hình như ngành gia giày XK chỉ tăng trưởng hơn 6%, trong khi cùng kỳ năm trước tăng trưởng trên 2 con số. Trong 2 tháng đầu năm nay, các DN vẫn còn hợp đồng năm trước gối đầu sang, còn nguyên liệu dữ trự từ năm trước để duy trì sản xuất nên kết quả thu về như trên là điều rất đáng ngại”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Vị “tư lệnh” ngành Công Thương phân tích, hiện nay, khi các ngành sản xuất từng bước khôi phục nguồn cung về nguyên phụ liệu thì nhu cầu của thị trường thế giới như EU, Bắc Mỹ lại đều có những dấu hiệu bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19. 2-3 ngày vừa qua đã xảy ra tình trạng sụt giảm đơn hàng từ các thị trường này đối với ngành hàng dệt may, da giày của Việt Nam.

“Hiện nay, dù cơ quan chức năng tại Bắc Mỹ và EU chưa có hạn chế trong NK dệt may, da giày nhưng đơn hàng từ khu vực này đang bị hoãn, lùi và những đơn hàng mới rất khó khăn. Đây là vấn đề lớn cần tìm ra phương án giảm bớt thiệt hại, tìm ra hướng đi cho khu vực công nghiệp này”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Phân tích sâu hơn trường hợp hàng dệt may, da giày Việt Nam bị các đối tác tại thị trường Mỹ, EU giãn, hủy đơn hàng, ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, vài ngày vừa qua, các nhà mua lớn từ Mỹ, EU đã có yêu cầu hủy đơn hàng trong tháng 3; giãn và dừng đơn hàng trong tháng 4 và 5; tạm dừng chưa đàm phán đơn hàng trong tháng 6.

“Năng lực sản xuất của ngành dệt may, da giày Việt Nam rất lớn, trong khi đó tiêu dùng nội địa chỉ chiếm khoảng 10% năng lực sản xuất nên những động thái hủy, giãn đơn hàng như trên gây ra nhiều khó khăn. Ngoài ra, số lao động trong 2 ngành dệt may, da giày lên tới khoảng 4 triệu lao động, vấn đề an sinh xã hội với DN dệt may da giày không phải câu chuyện dễ giải quyết”, ông Hoài nói.

Cấp bách tìm thị trường thay thế

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, các DN đang gặp khó khăn với thị trường EU, Mỹ trong bối cảnh nhu cầu của các thị trường này giảm. 2-3 ngày gần đây, các DN NK từ Mỹ và EU đã đề nghị DN XK của Việt Nam lùi, giãn tiến độ giao hàng, gây khó khăn cho DN.

“Đầu tuần tới, Cục sẽ làm việc với các hiệp hội, DN để tìm hiểu khó khăn thực tế, đề xuất biện pháp kịp thời, phù hợp. Cục cũng sẽ rà soát các thị trường trọng điểm, chưa chịu ảnh hưởng của giảm cầu để có biện pháp thúc đẩy XK sang các thị trường này, trong đó có thúc đẩy XK trở lại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản – những thị trường có tín hiệu kiểm soát dịch Covid-19 khả quan hơn”, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu khẳng định.

tinh ke xuat hang sang trung quoc nhat ban khi bi e tai my eu
XK gỗ cũng đang đối mặt khó khăn chất chồng do động thái giãn, hủy đơn hàng từ đối tác Mỹ, EU. Ảnh: Nguyễn Thanh

Hiện nay, một số DN XK thậm chí đã đưa hàng ra cảng rồi nhưng do chưa thể giao hàng được sẽ phải chịu khó khăn về lưu kho bãi. Về vấn đề này, Cục Xuất nhập khẩu sẽ làm việc với Bộ Giao thông vận tải để gỡ khó, hỗ trợ chi phí cho DN.

Ngoài ra, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh, thời gian tới Cục sẽ tiếp tục rà soát thị trường, tìm kiếm cơ hội từ các FTA, nhất là FTA Việt Nam-EU (EVFTA) để có biện pháp thúc đẩy XK ngay sau khi hiệp định có hiệu lực và thị trường EU hồi phục trở lại.

Theo ông Trương Thanh Hoài, hiện nay Mỹ và EU chiếm tỷ trọng 70% tổng kim ngạch XK dệt may, da giày của Việt Nam. Để tìm kiếm thị trường khác thay thế rất khó nhưng cũng cần nỗ lực để ít nhất giúp DN duy trì sản xuất tối thiểu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phân tích, dịch bệnh gây đứt gãy nguồn cung và giảm nhu cầu song đó chỉ là ngắn hạn. Ví dụ điển hình là với thị trường Trung Quốc, hiện nay Việt Nam-Trung Quốc đã khôi phụ luồng thương mại. EU và Mỹ cũng vậy, tin tưởng rằng có thể khôi phục luồng thương mại trong 7-10 tuần tới. Dù có thể không trở lại được như trước đây nhưng cũng hy vọng khôi phục phần nào.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, với các ngành hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử… nếu dịch Covid-19 kéo dài, diễn biến phức tạp thì sẽ rất khó khăn. Để có đủ cơ sở, hiểu biết toàn diện thì phải đánh giá kỹ hơn cả tác động trong ngắn và dài hạn. Tác động khó khăn không chỉ vì thị trường, doanh thu XK mà còn tác động cả vấn đề xã hội liên quan đến người lao động, trách nhiệm xã hội của DN…

“Các đơn vị phải nghiên cứu, làm rõ hơn các thách thức ở nhiều khía cạnh đa dạng, từ đó đề xuất ra giải pháp ứng phó cho kịp thời, phù hợp. Đương nhiên, từ góc độ DN không thể cầu toàn chỉ trông vào Nhà nước hỗ trợ mà phải tăng sự chủ động, trách nhiệm để tính toán chiến lược vượt khó”, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nói.

相关文章

最新评论