【kết quả ulsan】Mời bạn chén nước sông Hương
Các công đoạn luyện hương cho trà hoa mai ở Hiên trà Nhị Độ Mai. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Cô gái “giữ” hương hoa ở lại
Những tưởng thời gian và hương sắc của mùa xuân sẽ trôi đi theo gió chẳng ai có thể níu giữ được. Nhưng không, ở ngay giữa Cố đô Huế hôm nay, có một cô gái đã “nhốt” được hương hoa vào chén trà thanh đượm để mời khách gần xa. Đó là TS, nghệ nhân trà Trần Thị Thanh Nhị; giảng viên khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP, Đại học Huế. Cô xuất thân trong một gia đình có truyền thống nghiên cứu và làm trà ở Đức Hinh, Quảng Bình.
Cô gái Quảng Bình vào xứ Huế học đại học rồi được giữ lại trường làm giảng viên, ở Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP, Đại học Huế. Ở trường đại học, cô Nhị là tiến sĩ, giảng viên, nhưng với giới thưởng trà xứ Huế, cô là nghệ nhân trà có thứ bậc trong giới tea masters của Việt Nam từng đoạt giải thưởng cao trong cuộc thi Tea masters Cup Việt Nam 2019 (Giải Nhất phần thi trà và đồ ăn kèm; giải Nhì phần thi thử nếm trà) và sắp tới sẽ là một trong ba nghệ nhân trà Việt tham dự cuộc thi trà thế giới tổ chức tại Trung Quốc.
Các công đoạn luyện hương cho trà hoa mai ở Hiên trà Nhị Độ Mai. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Hiên trà Nhị Độ Mai nằm trong con hẻm nhỏ đường Nguyễn Thiện Thuật, TP. Huế. Thanh Nhị cho biết, tên của hiên trà không chỉ gắn với kỷ niệm về vườn mai của gia đình, cảnh ngồi dưới hiên trà mùa xuân thưởng trà hoa mai cùng ông ngoại ngắm hoa vàng nở rộ, mà còn được lấy cảm hứng từ truyện Nôm Nhị Độ Mai. Trong tác phẩm này, việc hoa mai nở lại lần thứ hai là một phần thưởng, điềm lành từ trời đất dành cho người có phẩm chất Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa.
Với niềm đam mê nghiên cứu về trà và tình yêu Huế, yêu dòng sông Hương đến độ trở thành tín ngưỡng, Thanh Nhị đã nghiên cứu và nắm giữ được bí quyết luyện hương hoa vào trà truyền thống, trong đó đặc biệt dòng trà mai-mộc-sen xứ Huế.
“Trà luyện hương chủ yếu sử dụng chất liệu trà Shan tuyết đại cổ thụ và được luyện hương (nghĩa là vào hương nhiều lần) bằng 100% hoa tươi tự nhiên. Quá trình vào hương trà được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho hương trà được thấm sâu vào vào từng tế bào trà, khiến cho hương và vị trà được hợp nhất với hương và vị hoa. Cách làm này sẽ khác với cách ủ, ướp, dệt hương hoa, lúc uống trà sẽ nhận biết rõ vị hương trà và thoảng lên hương hoa, uống tầm 3 nước hương sẽ phai dần. Còn luyện hương trà thì dụng ý là làm trà và hoa hợp nhất nên hương sẽ rất bền, đến mức khi trà đã hết vị thì hương hoa vẫn đượm sau 10 lần pha. Để luyện hương cho trà chúng tôi sử dụng các nguồn hoa tươi hữu cơ, trồng thuận tự nhiên như mộc quế, hoàng mai, bạch liên được trồng ở các nhà vườn, hồ đầm Huế” - Thanh Nhị chia sẻ.
Bất cứ tiết nào trong năm, ngồi ở Hiên trà Nhị Độ Mai, thưởng thức chén trà hoa mai do Thanh Nhị luyện hương bằng kỹ thuật truyền thống gia đình được cô nghiên cứu bảo tồn, người thưởng trà như đang ngồi giữa vườn mai nồng đượm ngày xuân. Đưa cốc trà chầm chậm lên môi, hương mai lan tỏa nồng nàn trong vị ngọt hậu thanh đượm của trà Shan tuyết cổ thụ. Bên cạnh trà hoa mai, còn có các loại trà Huế như trà sen, trà mộc, trà cúc… cũng được Thanh Nhị luyện hương phục vụ khách thưởng trà.
Chén nước sông Hương mời khách quý
Mặc dù là nghệ nhân trà, nhưng ở Hiên trà Nhị Độ Mai, Thanh Nhị luôn có lu nước sông Hương được cất giữ. Chỉ những thượng khách phương xa đến Huế hoặc những người tri âm, tri kỷ ghé đến Hiên trà Nhị Độ Mai mới được chính tay Thanh Nhị mời… chén nước sông Hương!
Một ngày giữa tháng Ba, tôi may mắn cùng hai người bạn là cô giáo Nguyễn Thị Diệu Hiền và Nguyễn Thị Thanh Thảo (đến từ Tiên Phước, Quảng Nam ra Huế dự buổi ra mắt sách “Trò chuyện với môn sinh” của tác giả Nguyễn Văn Dũng) là đồng môn Khoa Văn, ĐHSP, Đại học Huế ghé lại Hiên trà Nhị Độ Mai, mới vinh dự được Thanh Nhị mời chén nước sông Hương.
Nghệ nhân trà Thanh Nhị đang luyện hương trà hoa mai tại Hiên trà Nhị Độ Mai. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Thanh Nhị chia sẻ, với người làm trà, trước tiên phải biết cung kính thứ quan trọng nhất là nước. Với niềm kính ngưỡng đó, mỗi năm vào mùa xuân, Hiên trà Nhị Độ Mai của Thanh Nhi đều tổ chức nghi lễ tạ ân dòng Hương. Buổi lễ được Thanh Nhị tổ chức lặng lẽ vào các ngày mồng 8, mồng 9 tháng Giêng hàng năm, thời điểm nước sông Hương thanh khiết nhất.
Đi thuyền ngược dòng Hương từ lúc tinh mơ, nhóm của Thanh Nhị đến thượng nguồn sông Hương ở ngã ba Tuần - nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch, sông Hương vào lúc mặt trời vừa mọc. Tại đây, nhóm bày lễ vật hương hoa, trầm trà để làm lễ tạ ân dòng Hương. Buổi lễ không thể thiếu hai loại trà do chính tay Thanh Nhị luyện hương là trà hoa mai, mang dương khí của trời và trà hoa sen mang âm khí của đất để dâng cúng dòng Hương. Sau buổi lễ, Thanh Nhị đã rước dòng nước sông Hương (khoảng 20 lít) mang về để vào lu sành cất giữa nơi trang nghiêm nhất của hiên trà trong suốt năm.
Chén nước sông Hương mà Thanh Nhị mời còn giữ nguyên vị ngọt thanh của dòng nước thiên nhiên và mùi hương của rong tảo, cỏ cây, thảo mộc đặc trưng của đất trời xứ Huế. “Đây là nước sống chưa hề qua bất kỳ một hình thức tinh lọc nào và cũng không hề được đun sôi. Phải nhấp thật chậm mới cảm nhận được hương vị của dòng sông thơm”, Thanh Nhị nhẹ nhàng.
Đưa chén nước lên nhấp nhẹ đầu lưỡi, tôi đã bắt gặp ngay mùi nước sông Hương vẹn nguyên mà suốt thời thơ ấu đã hụp lặn nơi bến quê phía đầu nguồn. Sinh ra ngay phía đầu nguồn, lớn lên giữa lòng xứ Huế nhưng đến bây giờ tôi mới thực sự cảm nghiệm được vì sao tiền nhân đã đặt tên cho dòng sông quê mình là sông Hương!
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/885b298469.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。