| Các đơn vị trong ngành GTVT đẩy nhanh tiến độ thi công Dự ánthành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45. |
Nếu không có gì thay đổi,ànhgiaothôngtrướcthềmcuộcchuyểngiaovịtríngườiđứngđầty le keo bong hom nay chiều mai (20/10), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ trình Quốc hội đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021 - 2025 đối với ông Nguyễn Văn Thể. Quá trình chuyển giao vị trí Bộ trưởng Bộ GTVT dự kiến kết thúc vào cuối buổi chiều 21/10, sau khi các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu kín phê chuẩn tân Bộ trưởng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021 - 2025. Nền tảng tốt Trong lịch sử 77 năm xây dựng, phát triển, ngành giao thông - vận tải (GTVT) đã trải qua 13 cuộc chuyển giao vị trí người đứng đầu. Tuy nhiên, ít có cuộc chuyển giao nào lại có nhiều điều kiện thuận lợi lẫn thách thức như với người kế nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ GTVT của ông Nguyễn Văn Thể. Cần phải nói thêm rằng, năm 2022 là năm thứ hai mà ngành GTVT cùng toàn Đảng, toàn dân bắt tay thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2021, trong đó việc phát triển kết cấu hạ tầng mà nhất là hạ tầng giao thông tiếp tục được xác định là một trong mũi đột phá chiến lược. Chưa bao giờ ngành GTVT nhận được sự quan tâm, hỗ trợ lớn từ những lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ về cơ chế, chính sách cũng như nguồn lực như giai đoạn 2021 - 2025 khi nguồn vốn ngân sách dành cho phát triển hạ tầng giao thông lên tới hơn 300.000 tỷ đồng. Để có thể hấp thu tốt cú hích lớn về hạ tầng này là điều không phải đơn giản. Trong 5 năm qua, Bộ GTVT đã làm tốt công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tưcác dự án lớn, đặc biệt là các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và siêu cảng hàng không quốc tế Long Thành. Trong lịch sử ngành GTVT, chưa giai đoạn nào quy hoạch được làm tốt như giai đoạn này. Thay vì mỗi lĩnh vực làm quy hoạch ở một thời điểm khác nhau như trước đây, thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã triển khai quy hoạch 5 lĩnh vực được thực hiện đồng thời theo hướng tích hợp nên đảm bảo tính đồng bộ, kết nối giữa các chuyên ngành và khắc phục được hạn chế của các quy hoạch trước đây. Cho đến thời điểm này, các quy hoạch GTVT được phê duyệt đều đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện theo hướng cho phép các địa phương có nhu cầu phát triển và huy động được nguồn lực có thể báo cáo cấp có thẩm quyền triển khai sớm các dự án đầu tư. Trong năm 2021, Bộ GTVT đã tập trung hoàn thành trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 4/5 quy hoạch chuyên ngành quốc gia về đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa, sớm hơn 1 năm so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Riêng chuyên ngành còn lại về hàng không dự kiến được thông qua trong quý III/2022, giúp ngành GTVT là bộ về đích sớm nhất trong công tác lập quy hoạch quốc gia. Đây là những nền tảng rất thuận lợi bởi có quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng tốt sẽ đảm bảo tính chiến lược, tầm nhìn dài hạn, phát huy được lợi thế nổi trội từng vùng miền, kết nối được các trung tâm kinh tế, tạo ra không gian phát triển kinh tế mới, tạo ra nguồn lực và là cơ sở để hình thành các dự án tốt, hấp dẫn nhà đầu tư; đặc biệt sẽ phát huy đúng lợi thế của từng chuyên ngành nhằm góp phần giảm chi phí logistic, tối ưu hóa chi phí vận tải góp phần cải thiện năng lực canh tranh của nền kinh tế. Cũng trong giai đoạn 2017 - 2022, ngành GTVT cũng ghi nhận những chuyến biến tích cực trong công tác triển khai các dự án hạ tầng giao thông thông qua khối lượng giải ngân, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công luôn ở top đầu cả nước. Lãnh đạo Bộ GTVT đã thể hiện sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, bám công trường, kịp thời tháo gỡ khó khăn để hoàn thành nhiều dự án lớn. Ngay trong kỳ trung hạn 2016-2020, dù nguồn vốn vô cùng khó khăn nhưng Bộ GTVT cũng đã hoàn thành đưa vào khai thác được 468 km đường bộ cao tốc, nâng cấp được 600 km quốc lộ, 31 cầu lớn và cầu trung; cải tạo một số tuyến luồng hàng hải, đường nội địa cấp bách, một số cầu yếu trên tuyến đường sắt Thống Nhất. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu và bão giá nhưng trong giai đoạn 2020 - 2021, các công trường thi công các dự án giao thông trải dài khắp đất nước vẫn không ngưng nghỉ ngày nào, góp phần đáng kể vào việc cùng cà nươc thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Ngay giữa thời điểm cả nước gồng mình phòng, chống đại dịch Covid-19, Bộ GTVT đã có những chỉ đạo quyết liệt, ứng biến sát thực để khơi thông các mạch máu xanh giao thông, góp phần cung ứng hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm cho nhân dân, nhu cầu luân chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu Đây có thể coi là điểm sáng lớn thứ hai của ngành GTVT trong một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cho thấy sự đoàn kết, thống nhất cao của lãnh đạo Bộ GTVT và nỗ lực vượt khó của toàn ngành GTVT. Cũng trong giai đoạn 2017 - 2002, nhiều công trình hạ tầng vốn là gặp rất nhiều khó khăn trong công tác triển khai cũng hoàn thành. Tiêu biểu trong số này chính là Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác vào cuối tháng 10/2021 sau khi phải trải qua tới 5 đời bộ trưởng Bộ GTVT với vô vàn những khó khăn, vướng mắc tưởng chừng như không vượt qua được. Cho đến thời điểm này, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên được đưa vào khai thác tại Việt Nam. Một “ca khó” nữa cũng được Bộ GTVT xử lý tốt trong nửa đầu năm 2022 chính là việc triển khai đồng loạt việc vận hành toàn bộ hệ thống thu phí tự động không dừng trên tất cả các dự án BOT giao thông trong toàn quốc, góp phần minh bạch hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông. Trong giai đoạn 2017 - 2022, được sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và sự ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương, hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia được khởi công xây dựng gồm: Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2022; Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, giai đoạn 1. Bên cạnh đó, ngành GTVT cũng cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư nhiều dự án hạ tầng quan trọng như: Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025; 3 dự án cao tốc khu vực Tây Nguyên và ĐBSCL. Điều này góp phần duy trì nhịp độ phát triển cho ngành GTVT trong 5-6 năm tới đây. Cùng với Dự án xây dựng cảng Hàng không quốc tế Long Thành dự kiến hoàn thành vào năm 2025; tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ là 2 dự án hạ tầng động lực, mang lại sự thịnh vượng cho đất nước trong những năm tới đây. Một điểm nhấn nổi bật khác của ngành GTVT trong giai đoạn 2017 - 2022 là Bộ GTVT đã nhất quán quan điểm “làm đúng”, coi chất lượng công trình là ưu tiên số 1. Đích thân Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể từng khẳng định trước Quốc hội: “Hiện nay đối với ngành giao thông, chúng tôi nghĩ rằng không ai dám làm sai, tôi xin khẳng định trước Quốc hội như vậy. Thậm chí ký tá phải rất cân đong, đo đếm để làm sao đúng quy định của pháp luật”. | Các làn thu phí ETC trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. |
Những thử thách phía trước Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, người kế nhiệm ông Nguyễn Văn Thể tại vị trí Bộ trưởng Bộ GTVT thứ 15 cũng sẽ phải ngay lập tức bắt tay triển khai ngay nhiều nhiệm vụ, thử thách được đánh giá chưa từng có tiền lệ trong ngành GTVT. Đó là việc phải nhanh chóng huy động mọi nguồn lực và triển khai đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên đối với tân Bộ trưởng Bộ GTVT là hoàn thành 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào ngày 31/12/2022. Khó khăn là rất lớn khi cả 4 dự án nói trên đang phải bước vào giai đoạn thi công nước rút trong điều kiện không thuận lợi về thời tiết; biến động giá; việc tiếp cận vốn vay ngân hànggặp rất nhiều khó khăn trong khi khối lượng còn lại rất lớn, quỹ thời gian chỉ còn vỏn vẹn 90 ngày. Đối với Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, tân Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ phải sớm hoàn thành công tác chỉ định thầu cho các gói thầu xây lắp tại 12 dự án thành phần vào quý I/2023. Ngoài yêu cầu gấp gáp về thời gian, việc chỉ định thầu với quy mô lớn chưa từng có này sẽ phải được giao đúng người, đúng việc, tuyệt đối không để xảy ra sai sót, tiêu cực. Tân Bộ trưởng Bộ GTVT còn có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ Dự án án cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn 1); đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; quan tâm đúng mức phát triển giao thông đường sắt; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM để giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng giao thông; phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai có hiệu quả các dự án vành đai, đường cao tốc thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội, Chính phủ thông qua. Trong bối cảnh cả nước đang là đại công trường với nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn được triển khai cùng lúc, trong đó nhiều dự án đã được phân cấp triệt để cho các địa phương, tân Bộ trưởng Bộ GTVT cùng tập thể lãnh đạo Bộ GTVT và các cơ quan tham mưu sẽ phải sớm tìm ra cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả để đảm bảo chất lượng, tiến độ các công trình nói trên. Đây là nhiệm vụ cần nhận được sự ưu tiên hàng đầu bởi dù có phân cấp cho địa phương thì Bộ GTVT vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về công tác quản lý chất lượng công trình giao thông trên phạm vi toàn quốc. Kỳ vọng của cấp có thẩm quyền đặt ra cho vị Bộ trưởng Bộ GTVT thứ 15 trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình chắc chắn là là “nhanh hơn, quyết liệt hơn” nhưng phải giảm tối đa những sai sót. Đây là yêu cầu không dễ thực hiện nhất là cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản hiện chưa hoàn thiện, thậm chí còn nhiều bất cập đòi bởi sự quyết tâm, tỉnh táo trong quá trình thực thi. Tư lệnh mới của ngành GTVT chắc chắn sẽ phải dành nguồn lực để sớm hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sau gần 10 năm chuẩn bị với nhiều tranh luận liên quan đến công nghệ, tốc độ chạy tàu; đẩy nhanh tiến độ Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; hỗ trợ các doanh nghiệpvận tải ngành GTVT vượt qua khó khăn về tài chínhsau hơn 2 năm gồng mình trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết khác dành cho đối với người kế nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể là phải sớm giải quyết các vướng mắc, bất cập tại các dự án BOT giao thông, đặc biệt là 8 dự án đang gặp khó khăn về tài chính, đứng trước nguy cơ phá sản. Đây là một trong những vấn đề trăn trở lớn đối với lãnh đạo ngành GTVT trong suốt 5 năm vừa qua mà vì nhiều lý do khách quan, chủ quan chưa thể đi đến tận cùng. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, nếu không có giải pháp xử lý phù hợp, nhanh chóng; các dự án này sẽ là những con cờ domino giáng mạnh đến an toàn tài chính của các tổ chức tín dụng tài trợ vốn; ảnh hưởng tiêu cực đến công tác kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông. Trên tất cả, tân Bộ trưởng Bộ GTVT được kỳ vọng sẽ đem lại một làn gió mới cho ngành trong giai đoạn được coi là đặc biệt bận rộn, nhiều thuận lợi, nhưng cũng lắm khó khăn, thử thách. Ông Nguyễn Văn Thể, sinh năm 1966, là tiến sỹ ngành GTVT đường bộ, chính thức đảm nhận vị trí Bộ trưởng Bộ GTVT vào năm 2017. Trước đó, ông Thể từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng; Thứ trưởng Bộ GTVT; Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; Bí thư Huyện ủy Tân Hồng; Phó giám đốc Sở GTVT Đồng Tháp. Ông Nguyễn Văn Thể là Bộ trưởng thứ 14 trong lịch sử 77 năm của ngành GTVT, sau khi Bộ trưởng Bộ GTVT thứ 13 là ông Trương Quang Nghĩa được điều động giữ chức Bí thư Thành ủy TP. Đà Nẵng. Tại cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XV, chiều 17/10, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh: trong thời gian từ đầu nhiệm kỳ tới nay, ông Thể đã cùng tập thể Bộ GTVT triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho Bộ GTVT. "Hình ảnh ông Nguyễn Văn Thể xuất hiện các mặt trận, trả lời chất vấn ở Quốc hội thể hiện ông Thể là một Bộ trưởng trách nhiệm, sâu sát", ông Cường nhìn nhận. Về lý do miễn nhiệm, ông Cường thông tin, đây là theo "nguyện vọng cá nhân và phân công của cấp có thẩm quyền". |