【one88. uk】Bão Noru (bão số 4) đi nhanh: TP từ Đà Nẵng đến Bình Định gấp rút ứng phó

Đà Nẵng dừng cuộc họp không cần thiết

 UBND TP Đà Nẵng phát công điện khẩn đề nghị các sở,ãoNorubãosốđinhanhTPtừĐàNẵngđếnBìnhĐịnhgấprútứngphóone88. uk ngành, quận huyện tạm dừng các cuộc họp chưa thật sự cần thiết vào thời điểm này để tập trung lực lượng ứng phó với bão số 4.

Người dân TP Đà Nẵng đưa thuyền thúng lên xe chuyên dụng đến nơi tránh trú bão Noru. Ảnh: H.G.

Các quận, huyện sẵn sàng sơ tán nhân dân tại các khu vực trũng, thấp, vùng ven biển, ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, nhà cửa không kiên cố…

Địa phương phối hợp với lực lượng quân đội, công an hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng phó và tìm kiếm cứu nạn, khuyến cáo bà con thu hoạch sản xuất nông nghiệp, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Quảng Nam yêu cầu sơ tán dân trước 9h sáng mai

Tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu đình hoãn các cuộc họp không cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão lũ.

Các địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực trên đảo, ven biển, ven sông, cửa sông có nguy cơ ảnh hưởng sóng lớn, những khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

Công tác sơ tán dân phải hoàn thành trước 9h ngày 27/9, đảm bảo lương thực, các nhu cầu thiết yếu tại nơi tổ chức sơ tán tập trung; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn việc chằng chống nhà cửa, trụ sở, kho tàng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở lưu trú du lịch...

Người dân TP Tam Kỳ xúc cát vào để chằng chống nhà cửa vào ngày 25/9. Ảnh: V.H.

Cơ quan chức năng bằng mọi biện pháp thông tin, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển nằm trong khu vực dự kiến ảnh hưởng của bão di chuyển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.

Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi kể từ 0h ngày 26/9 (bao gồm cả các ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, hoạt động gần bờ), cho đến khi tình hình thời tiết trên biển trở lại trạng thái bình thường; kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè. Công việc hoàn thành trước 12h ngày 27/9.

Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các trường chủ động quyết định cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học tùy tình hình thực tế diễn biến của bão và mưa lũ.

Học sinh, sinh viên Quảng Ngãi nghỉ học kể từ 7h ngày 27/9 

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu tất cả các đơn vị, địa phương, từ 7h ngày 26/9, tạm hoãn tất cả các cuộc họp chưa cần thiết để tập trung công tác ứng phó bão Noru.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý các Cảng cá tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, đảo cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động, bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại, từ 12h ngày 26/9 cho đến khi có thông báo mới.

Các địa phương hoàn thành việc di dời, sơ tán dân trước 10h ngày 27/9, riêng huyện Lý Sơn hoàn thành trước 8h sáng cùng ngày.

Ngư dân Quảng Ngãi đưa thuyền thúng lên bờ tránh bão Noru. Ảnh: N.Đ.

Các đơn vị, nhà thầu kiểm tra, rà soát tất cả các công trình đang thi công, đang tích nước, vận hành trên địa bàn và tổ chức sơ tán, di dời toàn bộ người và thiết bị, máy thi công ra khỏi công trường đến nơi an toàn.

Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, thông báo cho các cơ sở giáo dục cho học sinh, sinh viên nghỉ học kể từ 7h ngày 27/9 cho đến khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.

Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Chúng tôi chỉ đạo các địa phương, nhất là các địa phương vùng ven biển, vùng núi có nguy cơ sạt lở cao khẩn trương rà soát lại phương án ứng phó thiên tai năm 2022. Trong đó, lưu ý cập nhật tình hình thực tế của cơn bão, tình hình thực tế của địa phương. Từ đó triển khai phương án ứng phó đảm bảo an toàn, đồng bộ, chặt chẽ và có khoa học, đảm bảo hiệu quả cao trong công tác ứng phó".

Bình Định kích hoạt phương án sơ tán dân tại các khu vực thấp trũng, ngập lụt

Tỉnh Bình Định yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trên biển; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến bảo đảm an toàn cháy nổ, an ninh trật tự xã hội.

Thông báo, hướng dẫn người dân có kế hoạch di chuyển, chằng buộc, gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản, tổ chức thu hoạch sớm nhằm hạn chế thiệt hại.

Khẩn trương triển khai vớt bèo, rác, vật cản trên các sông, các trục tiêu nước, các trục thoát lũ tạo thông thoáng dòng chảy. Triển khai phương án bảo đảm an toàn tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, ngập úng vùng trũng thấp.

Các địa phương, đơn vị liên quan triển khai phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều, công trình hồ đập và khu vực hạ du, nhất là các hồ xung yếu, các công trình đang thi công, xây dựng; kích hoạt phương án sơ tán dân tại các khu vực thấp trũng, ngập lụt, chia cắt và các khu vực người dân sống ven núi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất để sẵn sàng triển khai thực hiện.

Yêu cầu các đơn vị thi công xây dựng công trình phải có phương án ứng phó thiên tai phù hợp; đối với các công trình xây dựng trong khu vực dòng chảy, khu vực ngập lụt phải tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ, thông thoáng dòng chảy.

>>Xem tin nóng: Tin bão số 4 - Siêu bão Noru và các chỉ đạo ứng phó khẩn cấp

Hôm nay (26/9), dự kiến đoàn công tác của Bộ NN&PTNT sẽ kiểm tra tại 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Lịch trình dự kiến:

+ 09h35 - 10h05: Kiểm tra khu neo đậu tàu thuyền tại Tịnh Hòa (Quảng Ngãi).

+ 11h35 - 12h05: Kiểm tra hồ Phú Ninh (Quảng Nam).

+ 14h45 - 15h15: Kiểm tra hồ sạt lở Hội An (Quảng Nam).

Trước đó, ngày 25/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã đến kiểm tra công tác ứng phó với bão Noru tại TP Đà Nẵng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý Đà Nẵng phải đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân khi bão đổ bộ. Bộ trưởng cũng thống nhất và yêu cầu Đà Nẵng cương quyết không để ngư dân ở lại trên tàu, thuyền trước khi bão vào.

Bão vào biển Đông, hơn 2.500 ngư dân Quảng Nam còn ở ngoài khơi

Bão vào biển Đông, hơn 2.500 ngư dân Quảng Nam còn ở ngoài khơi

5h sáng 26/9, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Nam có báo cáo nhanh về công tác ứng phó với bão Noru.
World Cup
上一篇:Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
下一篇:Khai mạc Chợ Tết Công đoàn