【kết quả giải a-league úc】Cơ chế tài chính là chìa khóa để đổi mới công nghệ

Thứ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội thảo.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội thảo.

Đây cũng là khẳng định của các nhà quản lý,ơchếtàichínhlàchìakhóađểđổimớicôngnghệkết quả giải a-league úc chuyên gia trong nước và quốc tế tại Hội thảo “Kinh nghiệm xây dựng cơ chế chính sách tài chính quốc gia phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ” do Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) phối hợp với Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ngày 30- 31/10 tại Hà Nội.

Các thông tin tại Hội thảo sẽ giúp cán bộ quản lý, hoạch định chính sách của Việt Nam có thêm kinh nghiệm trong việc đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các chính sách về tài chính cho đổi mới công nghệ, góp phần triển khai hiệu quả, đồng bộ các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Bộ KH&CN trong thời gian tới. Đặc biệt, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp có thể tiếp thu thêm kiến thức và rút ra được những bài học hữu ích phục vụ hoạt động nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam.

Theo ông N. Srinivasan, Trung tâm Chuyển giao công nghệ châu Á - Thái Bình Dương có 10 thành tố then chốt của hệ thống đổi mới quốc gia, trong đó đặc biệt là chiến lược nghiên cứu phát triển (R&D), cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, thương mại hóa kết quả nghiên cứu phát triển, cơ sở ươm tạo công nghệ, mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ…Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế mà mỗi quốc gia xây dựng một khung chính sách đổi mới công nghệ với tầm nhìn chiến lược và sự ưu tiên cho mỗi thành tố là khác nhau. 

Toàn cảnh buổi Hội thảo.
Toàn cảnh buổi Hội thảo.

Tại Việt Nam, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển chỉ chiếm khoảng 0,7% GDP (tương đương khoảng 700 triệu USD), trong đó từ Chính phủ chiếm 70%. Việt Namcó khoảng 300 nghìn doanh nghiệp, trong đó có 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần lớn doanh nghiệp nghiệp sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 – 3 thế hệ. Tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Namchỉ đạt dưới 0,05% doanh thu...

Một số kết quả từ các cuộc điều tra cho thấy, hoạt động R&D và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Namlà rất thấp so với các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Ấn Đô, Inđônêsia, Philipine. Ông Michael Braun, Cố vấn kỹ thuật cao cấp, Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ (Bộ KH&CN) cho biết, chỉ có 23% các doanh nghiệp được điều tra có hoạt động đổi mới, cải tiến công nghệ và 77% các doanh nghiệp không theo đuổi hoạt động nghiên cứu và phát triển hay đổi mới làm chủ công nghệ. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có khả năng được tham gia vào nghiên cứu và phát triển hơn là những tập đoàn lớn. 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, đổi mới công nghệ từ lâu đã được xem là chìa khóa để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tạo nền tảng tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế bền vững. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện đổi mới công nghệ và chỉ trong một thời gian ngắn đã đạt được mức tăng trưởng ổn định, rút ngắn được quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của đổi mới công nghệ đối với sự thúc đẩy phát triển đất nước, trong thời gian Việt Namqua đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư, thúc đẩy đổi mới công nghệ. Cùng với việc ban hành các nghị định quốc gia với trọng tâm nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp thông qua các hoạt động đổi mới quy trình, sản phẩm công nghệ, Việt Nam cũng đã nỗ lực hình thành thêm một số kênh hỗ trợ tài chính đổi mới công nghệ theo hình thức quỹ như Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN địa phương, Quỹ phát triển KH&CN doanh nghiệp, đặc biệt gần đây là Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. 

“Mặc dù đã có nhiều nỗ lực giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất sức cạnh tranh nhưng cũng nhìn nhận thẳng thắn rằng Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để vận hành các kênh tài chính có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Nói cách khác đây là nội dung khá mới mẻ và đặc thù mà các nhà quản lý, nhà hoạt động chính sách, các chuyên gia và nhà doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin và kinh nghiệm thực tiễn để có thể triển khai để thực hiện ở Việt Nam” Thứ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

 

Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia tập trung trao đổi và phân tích những đặc điểm nổi bật trong thực tiễn cơ chế chính sách tài chính phục vụ đổi mới công nghệ của một số quốc gia khu vực châu Á- Thái Bình Dương; xu hướng khác nhau về hiện trạng và các mục tiêu hoàn thiện chính sách tài chính phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia và quốc tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các chuyên gia cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế chính sách tài chính phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ; hoạt động của quỹ đổi mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ hướng dẫn đầu tư mạo hiểm cho các doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ; đánh giá cách thức triển khai các hoạt động cho vay ưu dãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn và công tác xây dựng bộ máy, nhân lực, các thiết chế tài chính…cho chương trình đổi mới công nghệ của Việt Nam. 

Ông Nguyễn Hoàng Hải- Phó Cục trưởng Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ cho rằng, những chia sẻ của các chuyên gia quốc tế sẽ giúp cán bộ quản lý, hoạch định chính sách của Việt Nam có thêm kinh nghiệm trong việc đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các chính sách về tài chính cho đổi mới công nghệ, góp phần triển khai hiệu quả, đồng bộ các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Bộ KH&CN trong thời gian tới. Đặc biệt, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp có thể tiếp thu thêm kiến thức và rút ra được những bài học hữu ích phục vụ hoạt động nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam

Việt Nam đang xây dựng Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 với mục tiêu tăng số doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ đạt 10%/năm; giai đoạn 2015 – 2020 tăng 15%, trong đó 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ được công nghệ, giai đoạn 2015 – 2020 doanh nghiệp tạo ra được công nghệ. Hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững tại mỗi vùng sinh thái; giai đoạn 2015 – 2020 hình thành nhóm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tại từng địa bàn, một số mô hình tại mỗi tỉnh của vùng sinh thái.

Quang Duy

Cúp C2
上一篇:Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
下一篇:Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?