发布时间:2025-01-25 11:37:25 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
“Trao cần câu” để giảm nghèo
Một trong những dự án nổi bật là Dự án 2 về đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo bền vững, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024, được triển khai tại nhiều huyện miền núi trong tỉnh.
Ghi nhận thực tế tại huyện Cẩm Thủy, có thể thấy những nỗ lực của địa phương trong việc “trao cần câu” giúp người dân tự chủ hơn trong phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tại huyện Cẩm Thủy, Dự án 2 đã mang lại kết quả rõ rệt, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi trâu, bò sinh sản. Tính đến ngày 31/5/2024, UBND huyện đã phê duyệt 11 dự án hỗ trợ sinh kế cho 188 hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo với tổng kinh phí 3,1 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
Để triển khai thành công, người dân cũng đã góp thêm 2,2 tỷ đồng, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân địa phương trong công cuộc giảm nghèo.
Bà Trương Thị Cúc, người dân tộc Mường ở thôn Yên Duyệt, xã Cẩm Yên, là một trong những hộ nghèo được hưởng lợi từ chính sách này. Bà chia sẻ rằng nhiều năm qua gia đình bà chỉ trông vào mấy sào ruộng ít ỏi, cuộc sống luôn trong cảnh thiếu thốn.
Đầu năm 2023, sau khi được rà soát và bình bầu, gia đình bà đã được hỗ trợ 15 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để mua một con bò sinh sản. Bà Cúc còn tận dụng lợi thế vườn rộng, trồng thêm mía và cỏ voi làm thức ăn cho bò.
Sau một thời gian chăm sóc, con bò đã sinh ra một con bê cái, dự kiến sẽ bán được khoảng 10 triệu đồng, giúp gia đình có thêm nguồn thu nhập để tiếp tục phát triển chăn nuôi. “Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, chúng tôi có sinh kế và động lực để vươn lên,” bà Cúc chia sẻ.
Tương tự, gia đình bà Bùi Thị Chiến, cũng ở thôn Yên Duyệt, từng gặp nhiều khó khăn, không thoát khỏi cảnh nghèo dù đã lao động vất vả. Nhờ được hỗ trợ 18 triệu đồng để mua trâu sinh sản cuối năm 2023, cuộc sống của gia đình bà đã dần ổn định.
Đến nay, trâu mẹ đã sinh sản ra một con nghé và gia đình bà đã bán được hơn 10 triệu đồng. Số tiền này giúp gia đình bà tiếp tục đầu tư chăn nuôi, tạo ra nguồn sinh kế lâu dài.
Theo ông Bùi Văn Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Yên, phương châm “trao cần câu, không cho con cá” đã giúp địa phương có những bước đi đúng đắn trong việc hỗ trợ người dân. Các hộ dân không chỉ nhận được con giống, mà còn được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh. Chính điều này đã giúp các hộ nghèo, cận nghèo vượt khó, vươn lên thoát nghèo.
Nhờ sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo tại xã Cẩm Yên đã giảm đáng kể. Từ mức 8,15% vào năm 2022, đến giữa năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 3,8%. Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đạt 53 triệu đồng/năm, đánh dấu một sự cải thiện đáng kể về đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Tạo động lực cho đồng bào DTTS vươn lên
Không chỉ riêng Cẩm Thủy, tại các huyện miền núi khác của Thanh Hóa như Bá Thước, Thường Xuân, cũng đã triển khai nhiều mô hình sinh kế tương tự. Tại xã Ban Công, huyện Bá Thước, 34 hộ dân đã nhận bò giống từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Chị Lò Thị Nga, một trong những hộ thụ hưởng, cho biết cuối năm 2023, gia đình chị được hỗ trợ một con bò giống và được tập huấn kỹ thuật chăm sóc. Hiện con bò đang sinh trưởng tốt, mang lại hy vọng lớn cho gia đình trong việc cải thiện thu nhập.
Tại xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, hơn 100 hộ dân đã nhận hỗ trợ trâu sinh sản. Chị Lộc Thị Vân, một hộ dân trong xã, cho biết: “Cuối năm 2023, gia đình tôi được nhận một con trâu sinh sản trị giá 18 triệu đồng. Sau khi được cán bộ thú y hướng dẫn chăm sóc, con trâu đã lớn nhanh. Nếu chăm sóc tốt, trâu sẽ sinh sản thêm, giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình.”
Theo ông Cầm Thanh Xứng, Chủ tịch UBND xã Tân Thành, địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ và tham gia vào các dự án hỗ trợ sinh kế. Kết quả là 162 hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, giúp họ cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024 tại Thanh Hóa đã triển khai 320 dự án, với các loại hình chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt và nuôi cá lồng.
Trong số đó, 302 dự án tập trung vào chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, và gia cầm, giúp hơn 11.000 hộ dân được hưởng lợi, trong đó có 5.409 hộ nghèo. Những kết quả này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn thay đổi nhận thức, tư duy phát triển kinh tế của người dân địa phương.
Nhờ sự hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước và nỗ lực của người dân, nhiều hộ gia đình DTTS tại Thanh Hóa đã thoát nghèo bền vững. Chương trình không chỉ cung cấp nguồn vốn mà còn trao cho họ kiến thức, kỹ năng để phát triển sản xuất, từ đó tự tin hơn trong việc xây dựng cuộc sống mới. Tính đến tháng 6.2024, tỷ lệ hộ nghèo tại Thanh Hóa đã giảm đáng kể, với con số giảm xuống chỉ còn 2,96%.
Có thể nói, những mô hình sinh kế này đã thực sự tạo nên “điểm tựa” vững chắc, giúp đồng bào DTTS có động lực vươn lên thoát nghèo.
相关文章
随便看看