当前位置:首页 > World Cup

【tỷ lệ kèo world cup tối nay】Thị trường hàng hóa ổn định trong năm 2020 đầy biến động

Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 dự kiến đạt khoảng 5.100 nghìn tỷ đồng,ịtrườnghànghóaổnđịnhtrongnămđầybiếnđộtỷ lệ kèo world cup tối nay tăng 2,7% so với năm 2019. Ảnh: Q.H

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu

Trong năm qua, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Công thương đã thực hiện chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối lớn tăng lượng dự trữ, bảo đảm cung ứng các hàng hóa thiết yếu trên toàn hệ thống, tránh việc “đổ xô” đi mua hàng hóa tích trữ gây mất cân đối cung cầu; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa trong những giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để bảo đảm hàng hóa được cung ứng cho các địa bàn liên tục, không gián đoạn...

Theo ước tính của Bộ Công thương, tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 dự kiến đạt khoảng 5.100 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2019, trong đó bán lẻ hàng hóa tăng khoảng 6,5%.

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Công thương đã hỗ trợ kết nối nhà sản xuất khẩu trang với doanh nghiệp phân phối, tổ chức hơn 3.000 điểm bán khẩu trang bình ổn thị trường trên toàn quốc, kết hợp cùng với việc chỉ đạo sản xuất, cung ứng dung dịch rửa tay sát khuẩn đã hỗ trợ lớn cho công tác phòng chống dịch một cách hiệu quả.

Ngoài ra, với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện góp phần bình ổn giá cả trên thị trường, tạo nguồn hàng ổn định giữa các nhà sản xuất trong nước với các hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc.

Qua đó, tỷ lệ hàng Việt Nam tại các hệ thống phân phối bán lẻ luôn tỷ trọng trên 90% đối với hệ thống phân phối do doanh nghiệp trong nước làm chủ (Co.opmart: 90 - 93%, Satra: 90-95%, Vinmart: 96%...) và trên 70% tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài tại Việt Nam (Lotte, Big C: 90%, AEON, Citimart: 82 - 85%...).

Thắt chặt công tác quản lý thị trường

Bên cạnh việc tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, lực lượng quản lý thị trường đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để ngăn chặn kịp thời hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua gom, làm giả, định giá hàng hóa bất hợp lý đối với các mặt hàng phòng, chống dịch và mặt hàng thiết yếu...

Điển hình là vụ đột xuất kiểm tra và thu giữ trên 150.000 khẩu trang giả thương hiệu 3M Company của Mỹ tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị Nam Anh, trụ sở tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Tổng cục Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý tổng kho buôn lậu hơn 10.000m2 tại 145 Hoàng Diệu, thành phố Lào Cai; kiểm tra tạm giữ hàng chục nghìn xuất bản phẩm và sách giáo khoa không rõ nguồn gốc tại Hà Nội; kiểm tra xưởng sản xuất 2.000m2 sản xuất khẩu trang và gia công găng tay cao su có dấu hiệu đã qua sử dụng với số lượng lớn tại Hòa Bình; phát hiện gần 1 triệu khẩu trang y tế do Việt Nam sản xuất không hóa đơn, chứng từ tại Quảng Bình.

Đồng thời, năm 2020 các điểm nóng và kinh doanh hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, chợ Bến Thành, chợ Ninh Hiệp, quận Hoàn Kiếm, phát hiện 24 tấn nội tạng lợn bị nhiễm vi khuẩn dịch tả lợn Châu Phi tại Hải Phòng; phát hiện tụ điểm phân loại, sơ chế găng tay y tế Bình Dương... Nhiều vụ việc điển hình vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại tại các địa phương như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hóa... đã được lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.

Quang Huy

分享到: