【nhận định betis】Quốc hội phê chuẩn 2 nghị quyết về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1 - 1,5% mỗi năm
Tại nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Quốc hội quyết nghị mục tiêu chung của chương trình là thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Các mục tiêu cụ thể được đề ra là: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 48.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng, nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 14.310 tỷ đồng. Quốc hội giao Chính phủ có giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện chương trình bảo đảm hiệu quả.
Nguyên tắc thực hiện chương trình là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo; hộ nghèo là gia đình có công với cách mạng.
Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo rà soát, bảo đảm không để trùng lặp, bỏ sót nội dung, đối tượng hỗ trợ; có cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư; cân đối, bổ sung ngân sách trung ương để thực hiện tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo và có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, vốn xã hội hóa cho chương trình.
Bố trí 196.332 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới
Tại nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu được nêu rõ tiếp tục triển khai chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới...
Đến năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.
Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới;
Phấn đấu cả nước có ít nhất 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
Ngân sách nhà nước bố trí cho chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương 39.632 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 156.700 tỷ đồng.
Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.
Năm 2021 tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016 - 2020. Giai đoạn 2022 - 2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới), thực hiện theo nguyên tắc: ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó ưu tiên hỗ trợ các địa phương miền núi, Tây Nguyên, các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 60% trở lên.
Hoàng Yến
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- Xác định nguồn gốc Xyanua trong các vụ giết người, tự sát để xử lý và kiểm soát
- 15 người ở Thừa Thiên Huế kẹt trong rừng do bão số 6 Trà Mi đã trở về an toàn
- Lý do đề xuất phạt đến 30 triệu đồng với lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi
- Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- Sau vụ tai nạn 1 người tử vong ở Hà Nội, Hải Phòng tập trung truy quét ‘quái xế’
- Dự báo thời tiết 27/10/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh Trung Bộ mưa bão rất to
- Đi lùi ở cao tốc bị trừ hết 12 điểm trên giấy phép lái xe, mức phạt có quá nặng?
- Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- Sửa Luật Đầu tư công: Phân cấp mạnh cho địa phương, tránh tạo cơ chế xin
- Người dân Quảng Bình hối hả chạy lụt, 1 người bị nước cuốn mất tích khi cứu hộ
- Lý do đề xuất phạt đến 30 triệu đồng với lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi
- Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- Dự báo thời tiết 27/10/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh Trung Bộ mưa bão rất to
- Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- Bộ trưởng Công Thương: Ngóng cơ chế, nhà đầu tư uể oải không dám làm dự án điện
- Quảng Nam hối hả chằng chống nhà, Đà Nẵng đóng cửa bán đảo Sơn Trà chống bão
- Người dân Quảng Bình hối hả chạy lụt, 1 người bị nước cuốn mất tích khi cứu hộ
- Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- Lý do đề xuất phạt đến 30 triệu đồng với lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi