您现在的位置是:La liga >>正文

【tỷ lệ cá cược pháp】“Chưa phát hiện CSGT “chung chi” khi xử lý vi phạm theo NĐ 100"

La liga5743人已围观

简介Sau hai tuần thực hiện Nghị định 100, nhiều ý kiến băn khoăn về thời gian bao lâu sau khi uống rượu, ...

Sau hai tuần thực hiện Nghị định 100,ưapháthiệnCSGTchungchikhixửlýviphạmtheoNĐtỷ lệ cá cược pháp nhiều ý kiến băn khoăn về thời gian bao lâu sau khi uống rượu, bia có thể điều khiển phương tiện...

Hơn 1.300 tài xế bị xử phạt nồng độ cồn ở mức cao nhất

Ngày 16/1, tại buổi họp báo triển khai Chỉ thị 03 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019 do Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức, Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, sau hai tuần thực hiện Nghị định 100, TNGT trên toàn quốc đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Từ 1/1-15/1, toàn quốc xảy ra 322 vụ, làm chết 249 người, bị thương 158 người. So với cùng kỳ giảm 31 vụ, giảm 38 người chết, giảm 57 người bị thương.

chua phat hien csgt chung chi khi xu ly vi pham theo nd 100quot

Cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn của lái xe.

"Đáng lưu ý, so với những năm trước đây, những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người có nguyên nhân từ rượu bia trong hai tuần qua gần như không xảy ra. Tại các bệnh viện, các trường hợp nhập viện liên quan đến TNGT cũng giảm. Điều này chứng tỏ ý thức của người tham gia giao thông, thượng tôn pháp luật nghiêm túc hơn, người dân đã biết sợ, ý thức được nâng lên rõ rệt", Thiếu tướng Đức nói.

Liên quan đến công tác xử phạt, Thiếu tướng Đức cho biết, qua hai tuần, CSGT toàn quốc kiểm tra trên 54.000 trường hợp, phạt trên 49 tỷ đồng. Trong đó, xử lý hơn 6.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền trên 21 tỷ đồng.

Trong số này có 60 tài xế ôtô và 1.270 xe máy bị xử phạt ở mức cao nhất về vi phạm nồng độ cồn (vượt quá 0,40 mg/lít khí thở), với mức phạt tài xế ôtô từ 35 đến 40 triệu đồng và xe máy 8 triệu đồng.

"Xử phạt người tỉnh đã khó, xử phạt người say càng khó hơn, mỗi trường hợp xử lý vi phạm nồng độ cồn cần 5 cán bộ chiến sỹ. Với hơn 6.000 trường hợp được xử lý, cần hàng triệu cán bộ chiến sỹ công an. Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm nồng độ cồn cao như: Quảng Ninh, Tây Ninh, Đồng Nai", Thiếu tướng Đức thông tin.

chua phat hien csgt chung chi khi xu ly vi pham theo nd 100quot

Lãnh đạo các đơn vị chủ trì buổi họp báo.

Trong số các tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, có nhiều công chức vi phạm và bị cảnh sát gửi giấy về cơ quan để xử lý. Đơn cử, Công an tỉnh Thái Bình xử phạt một Phó giám đốc Bệnh viện 35 triệu đồng vì vi phạm nồng độ cồn, tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày. Tại Quảng Bình, lực lượng chức năng cũng xử phạt một Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện 35 triệu đồng. "Phòng Giáo dục và đào tạo đang xem xét kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền đối với trường hợp vi phạm này", đại diện Cục CSGT nói.

Thiếu tướng Lê Xuân Đức cho hay, sau 2 tuần xử phạt theo nghị định 100, toàn quốc không có vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến rượu, bia trong 2 tuần qua, trong khi những năm trước, thời điểm trước Tết thường có nhiều tai nạn nghiêm trọng do rượu, bia. Ông Đức nhận định “các quán nhậu vắng cho thấy ý thức chấp hành pháp luật của người dân về an toàn giao thông đã được nâng lên”.

Viện Việt Đức giảm 10% số ca cấp cứu có nồng độ cồn

Bác sỹ Gia Anh, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Việt Đức, cũng chia sẻ, mỗi năm, bệnh viên mổ cấp cứu 10.000 ca, trong đó có 75% ca liên quan tai nạn giao thông và 60% bệnh nhân có nồng độ cồn trong máu. Bệnh nhân vào bệnh viện Việt Đức thường là ca rất nặng, tỷ lệ chấn thương cao.

Hai tuần vừa qua, số vụ cấp cứu vào bệnh viện Việt Đức do tai nạn giao thông giảm hẳn, số bệnh nhân có nồng độ cồn giảm 10% trong số ca cấp cứu.

chua phat hien csgt chung chi khi xu ly vi pham theo nd 100quot

Hơn 1.300 tài xế bị xử phạt nồng độ cồn ở mức cao nhất.

"Hàng chục năm qua, tôi chứng kiến nhiều vụ tai nạn rất đau thương, vợ mất chồng, chồng mất vợ, bố mẹ mất con. Giảm tai nạn giao thông là giảm tải cho cả ngành y tế. Chúng tôi mong rằng nghị định 100 được thực thi nghiêm túc về lâu dài", bác sĩ Gia Anh bày tỏ.

Uống sau bao lâu có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông?

Trả lời câu hỏi tại buổi họp báo về việc bao lâu sau khi uống rượu bia có thể điều khiển phương tiện giao thông, theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể, trên thế giới cũng chưa có bằng chứng khoa học nào về vấn đề này vì còn phụ thuộc vào tửu lượng mỗi người. Điều này còn tùy theo mức độ sử dụng, số lượng rượu, bia, tần suất, mức độ đào thải ở mỗi người, vì vậy không có con số chung sau bao lâu uống rượu bia có thể sử dụng phương tiện giao thông.

Cung cấp thêm thông tin, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, với 1 đơn vị cồn, khoảng 2/3 lon bia, trong 1-2 giờ sẽ đào thải hết với nam giới và 3-4 giờ với nữ giới.

“Rất khó để tránh tuyệt đối, nhưng uống vừa phải, hạn chế, tự kiểm tra cho bản thân mình, bởi còn phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe của mỗi người ở từng thời điểm”, ông Hùng nói.

Thông tin tại buổi họp báo, đại diện Bệnh viện Việt Đức cho biết, trong tổng số các vụ tai nạn thương tích đến cấp cứu tại bệnh viện, có gần 70% liên quan đến TNGT. Trong số các vụ tai nạn này, gần 60% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu. Từ đầu năm 2020 đến nay, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện có nồng độ cồn tại Bệnh viện Việt Đức giảm khoảng 10%. Đây chưa phải là con số quá lớn, nhưng là kết quả đáng mừng, không chỉ giúp giảm tải cho ngành Y tế mà còn giúp người dân tham gia giao thông an toàn hơn.

Ngăn chặn lực lượng chức năng "chung chi"

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngăn chặn lực lượng chức năng “chung chi” với người vi phạm, Thiếu tướng Đức cho biết, hành lang pháp lý, quy định đều đã có để xử phạt lực lượng chức năng vi phạm. Ai sai đều sẽ bị xử lý. Thực tế, 2 tuần qua chưa nhận được phản ánh nào về lực lượng chức năng vi phạm, tham nhũng khi xử lý vi phạm.

chua phat hien csgt chung chi khi xu ly vi pham theo nd 100quot

Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế nghị định 46 năm 2016), có hiệu lực từ 1/1/2020.

“Từ nay, người dân đã được ghi hình để giám sát lực lượng thi hành công vụ, trong đó có lực lượng CSGT. Đây là quy định rất hay, vì người dân sẽ ghi lại những hình ảnh đẹp của lực lượng chức năng, đồng thời nếu hình ảnh gì cần rút kinh nghiệm cũng được người dân phản ánh để kịp thời chấn chỉnh”, Thiếu tướng Đức nói và cho biết, hoạt động của lực lượng thực thi công vụ, trong đó có CSGT được kiểm soát chặt chẽ, gồm cả giám sát của quần chúng nhân dân, ai làm sai đều bị xử lý nghiêm, không có vùng cấm.

“Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ, phải đặt niềm tin vào người thi hành công vụ. Trong 2 tuần vừa qua, chúng tôi chưa nhận được phản ánh nào về tiêu cực trong lực lượng CSGT, sẽ không có vùng cấm trong xử lý với bất cứ ai sai phạm”, Thiếu tướng Lê Xuân Đức bày tỏ.

Cũng tại buổi họp báo, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, sau hai tuần thực hiện Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến nội dung, tác động ban đầu tích cực của những quy định mới, đặc biệt là nghiêm cấm điều khiển phương tiện khi hơi thở trong máu có nồng độ cồn.

Theo ông Hùng, hiếm có quy định pháp luật nào, sau một thời gian ngắn triển khai trong xã hội đã có chuyển biến tích cực, người dân từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi, ở đâu người dân cũng nói về các quy định xử phạt, trong đó đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn.

"Chế tài ban hành không phải với mục đích xử phạt mà là thông điệp nhắc nhở, răn đe, tín hiệu đủ mạnh để giúp người dân không vi phạm. Có quốc gia áp dụng chế tài hình sự với lỗi sử dụng rượu bia vẫn tham gia giao thông nhưng không ai mong muốn phải xử lý. Đó là tính nhân văn trong việc ban hành chế tài xử phạt", ông Hùng nói thêm./.

Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế nghị định 46 năm 2016), có hiệu lực từ 1/1/2020.

Theo đó, chỉ cần có nồng độ cồn vượt mức 0, lái xe sẽ bị phạt. Mức phạt cao nhất với người đi xe đạp là 400.000 đến 600.000 đồng; xe máy 6 đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng; ôtô 30 đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.

Tags:

相关文章