游客发表

【quả bóng đá italia】Nằm nghe chuyện cọp

发帖时间:2025-01-25 11:39:17

Khi đấy tôi còn nhỏ,ằmnghechuyệncọquả bóng đá italia những con thú lớn thì không thấy, chỉ nghe. Còn thú nhỏ như chồn, thỏ, trút, tê tê, sóc… thì thấy thường xuyên. Chồn vào tận vườn nhà để bắt gà. Ban đêm đội đèn pin về chợ phiên Long Định “chơi chợ”, khi ngang qua gò Rạ không hiếm khi thấy thỏ “đóng đèn”. Nhân đây nói một tí về chợ phiên Long Định. Chợ 5 ngày họp một lần mùng một, mùng năm, mùng mười… Nói đi chơi chợ là vì trước đêm diễn ra chợ thì khu vực chợ đông như trẩy hội. Những người ở xa gồng gánh về tá túc những nhà gần chợ. Buôn bán một số thứ thường là cây nhà lá vườn cũng diễn ra vào chiều và đêm hôm trước. Chợ nên gọi thời điểm này là phiên chợ phụ cũng được.

Tôi ở với cậu Hai – một nông dân giỏi của xóm. Giỏi theo cái nghĩa làm lúa thì lúa sây hạt, làm đậu thì đậu sây trái. Cũng theo một cái nghĩa khác là làm nhiều, vì siêng năng chăm chỉ. Tôi có dịp giúp cậu nhiều việc về đồng áng. Khi đi cày, cậu vác cày còn tôi lừa bò. Trước khi cấy thì giúp cậu gánh phân, rải phân (chuồng). Đi làm rẫy thì cùng cậu phát cây… Cậu cháu thân thiết.

Nhưng thích nhất ở cậu là biệt tài kể chuyện. Những câu chuyện cậu kể có lớp có lang, có mở nút - thắt nút. Cậu am hiểu về rừng và nhiều loài vật ở rừng. Ví dụ khi nghe mang tác ở núi Mò O, cậu bảo thế nào vài ngày nữa trời cũng mưa. Tôi để ý thấy đúng như vậy. Nhưng chuyện cọp thì hấp dẫn, nhứt là lũ trẻ như tôi. Vì sắp đến Tết Nhâm Dần nên nhớ lại hai chuyện về cọp mà cậu kể.

Cậu nói rằng trâu là một loài không ngoan. Ở Hậu Sơn, trâu không phải chăn mà thả trên đồi, trên soi. Ban ngày thì có khi mỗi con mỗi hướng nhưng ban đêm, chúng quần tụ thành đàn. Những con trâu lớn nằm thành vòng tròn để canh gác lũ trâu nhỏ, trâu con ở bên trong. Cậu bảo nhờ tính chất bầy đàn này mà khi hổ về không thể nào bắt được trâu.

Còn riêng chuyện này không biết thực hư. Ở mỗi cái rẫy, thường người dân làm một cái chòi để ở canh mỗi khi đến mùa cây đơm trái. Với sắn, đậu phộng, đậu xanh… thời gian ra trái người nông dân thường xuyên túc trực để xua đuổi chim chóc, thú rừng, bảo vệ thành quả. Cứ rẫy liền rẫy nên có nhiều chòi canh trong một vùng, vì thế ở rẫy cũng không đến nỗi buồn! Cậu bảo có một đêm nghe tiếng cọp về, thế là tất cả các chòi canh đều vác xoong nồi ra đánh để xua đuổi. Nhưng ông chúa sơn lâm lì lợm, còn leo lên cả bậc tam cấp của chòi canh. Nhân khi đang nấu nồi cháo sôi sùng sục, cậu bưng lên, hắt cả vào cọp, thế là cọp chạy cong đuôi. Sau này tôi có đọc chuyện sự tích những vết vằn vện trên lưng cọp. Đấy là vết dây thừng bị đốt cháy trong chuyện “Trí khôn của ta đây”. Thấy chuyện cậu kể cũng na ná như là một dị bản. Cậu không nói chuyện cậu kể là thật hay hư nhưng khi ấy còn nhỏ, nghe là mê tít. Có nhiều đêm nằm ngoài hiên dưới ánh trăng, tôi còn năn nỉ cậu kể lại.

Nói chuyện cọp do Cậu kể đến đây thì lại nhớ ông thợ Bảy ! Ông Thợ Bảy và cậu tôi cùng một thế hệ, sau giải phóng đã vào tầm ngũ tuần. Thì cũng có một lý do nữa để nhớ, ấy là gần tết.

Ông Thợ Bảy có dáng người ốm mà nhanh nhẹn. Chuyên mặc quần ống rộng và áo bà ba. Túi bên trái ông đựng gì không biết nhưng túi bên phải đựng gói thuốc rê. Thuốc rê có vẻ như ông không hút mà chỉ ngậm, khói bay một bên mép. Hết điếu này ông vấn điếu khác, liên tù tì.

Cũng không hiểu sao ông có tên Thợ Bảy, khắp làng tôi không có ai có tên gọi như vậy, ví dụ thợ năm thợ sáu thợ một thợ hai. Chỉ nghe vậy biết vậy!

Nhà tôi lúc ấy ở trong xóm, gọi là xóm Trong. Tất nhiên đông hơn xóm Ngoài. Từ xóm Trong ra xóm Ngoài cỡ vài trăm mét là đồng. Bước xuống ba bốn dậu rào gì đó là nhà ông Thợ Bảy. Mỗi tối, tôi nhớ trẻ con hay xuống nhà ông chơi.

Nhà ông Thợ Bảy nuôi nhiều chó. Ông hay đặt tên theo màu lông – con vàng, con vện, con đen, con đốm… vì nhiều con quá nên ông thêm một từ nữa kiểu như tên lót – vện đuổi, đen vồ, đốm phục, chắc là mô tả tố chất của mỗi con khi đi săn.

Giờ đi săn không được phép nhưng khi ấy, tức là cách đây hơn bốn mươi năm, săn thoải mái. Đi săn lúc ấy là quanh năm. Vì đi săn phải gánh vác theo lưới và đủ loại lỉnh khỉnh nên không thể một mình mà là hội – hội đi săn.

Hơn bốn mươi năm trước, ở nông thôn cực đến cỡ nào chắc ai cũng biết. Nhưng nhà ông Thợ Bảy khi nào cũng nuôi bảy tám con chó. Mỗi khi cho ăn ông trải một cái nong to. Không biết ông huấn luyện thế nào nhưng thấy mặc dù cơm ít sắn nhiều mà mỗi con một phần, góc nào ra góc đấy không con nào gầm gừ con nào. Khi đã chuẩn bị đâu vào đấy, ông thổi một tiếng tù và (làm bằng sừng trâu) là tất cả như đã sẵn sàng. Hội săn ngay tắp lự tập trung. Trong hội săn có cậu tôi.

Ông Thợ Bảy trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Cứ cỡ trước tết như thế này là lại tổ chức đi săn để kiếm thịt cho cả hội. Còn dư dả thì bán cho những người có nhu cầu trong xóm.

Săn giỏi là một việc. Việc hay nữa là phân chia chiến lợi phẩm. Được một con mồi, dù ít dù nhiều, dù nhỏ dù lớn, mỗi người tham gia đều có một phần. Cái hay nữa là mỗi con khuyển cũng có một phần. Nhưng thường phần đầu lòng là của chung, nấu cháo ăn cùng với nhau. Và khuyển cũng có một phần xương trong đó.

Rừng xanh làm sao săn được. Muốn săn được chỉ ở vùng gò đồi. Xưa rừng nhiều lắm, ra tận đến đồi, đến làng. Giờ còn đâu nữa.

Mà giả sử ông Thợ Bảy bây giờ còn đi săn thì cũng không được. Có lén lút mấy thì cũng có người tố cao và bị tịch thu, bắt nhốt liền. Khuyển cũng yên tâm không chồn chân mổi gối, cứ thịt sản xuất công nghiệp mà ăn. Cho nên lắm lúc chúng cũng không buồn sủa.

                                                         Nguyên Lê

 

    热门排行

    友情链接