【thứ hạng của central coast mariners】Gấp rút trên những công trình điện trọng điểm

 人参与 | 时间:2025-01-11 08:54:39

Theấprttrnnhữngcngtrnhđiệntrọngđiểthứ hạng của central coast marinerso dự báo, nguy cơ thiếu điện vẫn chưa hết căng thẳng ở miền Nam trong những năm tới. Tuy nhiên, tiến độ triển khai thi công tại một số dự án đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang vẫn còn chậm. Do vậy mà hàng loạt dự án đang gấp rút được hoàn thiện.

Trạm biến áp 110KV Châu Thành 2 hoạt động sẽ giảm áp lực cấp điện cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành.

Áp lực thiếu điện

Trong những năm qua, miền Nam luôn phải nhận điện từ 2 miền còn lại. Đáng lo là hiện nay, đường dây 500KV Bắc - Nam đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải lớn lượng công suất từ miền Bắc vào miền Nam, song khả năng truyền tải cũng ở mức giới hạn an toàn của hệ thống. Giai đoạn 2018-2019, nguy cơ thiếu điện ở các tỉnh miền Nam sẽ rất cao, nếu không có giải pháp cụ thể để khắc phục thì chắc chắn tình trạng thiếu điện sẽ rất trầm trọng, đồng thời ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, thu hút đầu tư của tỉnh Hậu Giang.

Theo các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trong tỉnh, tình trạng mất điện đột ngột do không đáp ứng phụ tải vẫn còn xảy ra. Nguồn điện không ổn định, đôi lúc quá thấp là nguyên nhân chính, do vậy nguy cơ thiếu điện trung, dài hạn vẫn còn hiện hữu. Ông Lê Phước Hậu, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thuốc thú y và Chế phẩm sinh học Vemedim, Khu công nghiệp (KCN) Sông Hậu, nhớ lại: “Thiếu điện đang trở thành nỗi lo của nhiều doanh nghiệp sản xuất. Có lần mất điện đột ngột, công ty không kịp vận hành máy phát, toàn bộ dây chuyền in ấn bao bì đều dừng lại, lúc đó toàn bộ sản phẩm đang in hầu như bị hủy bỏ. Đến bây giờ dù tình hình cải thiện nhưng điện áp đôi lúc không ổn định cũng ảnh hưởng đến sản xuất”. 

Ông Trần Văn Khải, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hậu Giang, cho biết: Lộ trình phát triển của ngành điện đã được xây dựng sẵn từ năm 2010, trong đó chú trọng nhất là các công trình bức xúc như Trạm biến áp (TBA) 110KV ở huyện Châu Thành và Châu Thành A. Tuy nhiên, khó khăn về nguồn vốn dẫn đến sự trì trệ trong công tác đầu tư. Gần đây, công ty nhận được thông tin tình hình phụ tải tăng đột ngột ở KCN Tân Phú Thạnh. Đây cũng là nguyên nhân không lường trước được bởi sự cố này làm quá tải 2 mạch gây đứt dây điện. Nhưng không phải do thiếu điện mà là do chất lượng đường truyền tải điện kém. Giải pháp trước mắt được áp dụng là xây dựng thêm một mạch để bổ trợ cho 2 mạch hiện hữu. Song song đó, ngành điện đang xin kinh phí từ Tổng Công ty Điện lực miền Nam xây dựng thêm một TBA 110KV ở KCN Tân Phú Thạnh với nguồn vốn dự kiến 250 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong thời gian đợi phân bổ vốn, các doanh nghiệp muốn tăng phụ tải cần có thông báo với Công ty Điện lực Hậu Giang để có giải pháp hỗ trợ và đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định”.

Đẩy nhanh tiến độ các công trình

Ước tính, tổng mức sử dụng điện ở các khu, cụm công nghiệp khoảng 120MVA. Hiện ở 2 khu công nghiệp lớn của tỉnh vẫn chưa có trạm biến áp để phục vụ riêng cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Theo đó, nguồn điện được bổ sung cho KCN Sông Hậu lấy từ TBA Hưng Phú (thành phố Cần Thơ). Như vậy, nếu không cân đối được sản lượng, trước mắt khả năng thiếu điện với sản lượng hàng năm sẽ dao động ở mức 10-15% nhu cầu, trong khi đó các dự án nguồn và lưới đang gặp khó khăn về tiến độ.

Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (BQL) thông tin, ngoài đưa điện từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung vào thông qua đường dây 500KV thì Ban Quản lý đang triển khai nhiều dự án điện trọng điểm. Hậu Giang có 3 dự án điện đi qua với tổng chiều dài 3 đường điện khoảng 59km, gồm 149 móng trụ điện. Đó là đường dây 500KV Nhiệt điện Long Phú - Ô Môn, đường dây 220KV Trung tâm Điện lực Long Phú - Cần Thơ - Trà Nóc và công trình TBA 110KV Châu Thành 2 - TBA 220KV Cần Thơ. Để đảm bảo vận hành đúng tiến độ nguồn vốn vay và đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của từng địa phương thì BQL đang khẩn trương công tác lắp đặt các móng trụ, kéo dây, xây dựng hành lang an toàn lưới điện đi qua. Tuy vậy, các công trình đường dây trên đều gặp vướng mắc về hỗ trợ, bồi thường thiệt hại cho dân. Phương án thực hiện được đưa ra là giải phóng mặt bằng đến đâu sẽ triển khai đến đó.

Đây là những công trình có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về điện của các khu công nghiệp, các nhà đầu tư lớn của tỉnh cũng như đảm bảo điện cho các phụ tải của địa phương trong những năm tiếp theo. Đối với Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang cũng đang triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3 công trình đường dây điện với khoảng 1.394 hộ dân bị ảnh hưởng. Đến nay, trung tâm đã phê duyệt phương án bồi thường gần 1.250 hộ, đạt hơn 90%, tiến độ thực hiện móng trụ đạt 96,6% (144/149 móng trụ). Hiện, TBA 110KV Châu Thành 2 dần hoàn thiện những bước cuối. Trạm này hoạt động sẽ đủ nguồn điện đáp ứng cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành.

Song song đó, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam đang xin UBND tỉnh chủ trương để giải quyết từng đối tượng cụ thể theo quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án đường dây 500KV Sông Hậu - Đức Hòa. Khi Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 tại Trung tâm Điện lực Sông Hậu vận hành sẽ được đấu nối vào đường dây này. Hiện, nằm trong khu vực gần nhà máy nhiệt điện có 3 trụ điện thuộc dự án. Ông Nghiêm Đức Dương, Phó trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1, cho biết tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 dự kiến đưa vào vận hành thương mại đúng thời điểm khi nhu cầu điện miền Nam đang thực sự cấp bách. Do vậy, mọi công tác xây dựng trên công trường đang được huy động tối đa. Khu nhà máy chính đạt tiến độ đảm bảo theo yêu cầu đề ra.

Cùng với các đường dây đi qua tỉnh, dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 đang được kỳ vọng sớm đi vào vận hành, vì là nguồn bổ sung tại chỗ quý giá để đáp ứng nhu cầu điện đang tăng mạnh.

Bài, ảnh: KIM ĐIỀU

顶: 94741踩: 51533