游客发表

【số liệu thống kê về union berlin gặp vfl bochum】Bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh tài chính quốc gia, thúc đẩy SXKD để tăng thu bền vững

发帖时间:2025-01-11 05:50:29

Thủ tướng Chính phủ: Phấn đấu ở đâu cũng có điện,ảođảmtuyệtđốiantoànanninhtàichínhquốcgiathúcđẩySXKDđểtăngthubềnvữsố liệu thống kê về union berlin gặp vfl bochum viễn thông, không để ai bị bỏ lại phía sau Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78

Miễn, giảm, gia hạn trên 193.000 tỷ đồng cho người dân và doanh nghiệp

Các ý kiến tại Hội nghị thống nhất đánh giá, trong năm 2022, với phương châm hành động "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội để chỉ đạo, điều hành đúng hướng, quyết liệt, thống nhất, bài bản, khoa học, linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn.

Bảo đảm tuyệt đối an toàn an ninh tài chính quốc gia, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tăng thu bền vững - Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm tuyệt đối an toàn an ninh tài chính quốc gia, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tăng thu bền vững - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngành tài chính đã tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng các đề án quan trọng trong lĩnh vực tài chính - ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách. Đặc biệt, chủ động tham mưu, kịp thời trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp thẩm quyền ban hành các giải pháp chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.

Ngành tài chính chủ động điều hành chính sách tài khóa phù hợp, ứng phó hiệu quả, kịp thời với diễn biến tình hình trong và ngoài nước; thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, phối hợp tốt với chính sách tiền tệ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn và an sinh xã hội.

Đến ngày 15/12/2022, thu ngân sách Nhà nước đạt 1,69 triệu tỷ đồng, vượt 19,5% so dự toán năm; tỉ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đạt 17,9% GDP (vượt mục tiêu 15,2% GDP). Bội chi ngân sách Nhà nước khoảng 4% GDP; dư nợ công khoảng 43-44% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 40-41% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 40-41% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 18-19% tổng thu ngân sách Nhà nước; thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo được Quốc hội cho phép.

Đây là kết quả rất đáng mừng trong bối cảnh phải thực hiện nhiều giải pháp chính sách về miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế phí, lệ phí và tiền thuê đất (đến ngày 15/12 đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn đạt trên 193.000 tỷ đồng).

Chi ngân sách Nhà nước quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; bảo đảm nguồn lực cân đối ngân sách các cấp, nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phục hồi, nhưng vẫn kiểm soát được bội chi.

Tài sản công được tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng. Đã phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 154 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan Trung ương. Tính đến nay, đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 30.632 cơ sở nhà, đất thuộc của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Về công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử và bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, ngành đã thực hiện tốt các Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW và Chương trình công tác của Chính phủ, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ theo đúng tinh thần giảm bớt đầu mối .

Hoàn thành 159 nhiệm vụ cải cách hành chính, đạt tỉ lệ 100%; rà soát, bãi bỏ 130 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung, thay thế 161 thủ tục và ban hành mới 57 thủ tục trong các lĩnh vực: Hải quan, quản lý thuế, tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp và quản lý nợ; thực hiện công khai, cập nhật kịp thời lên Cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định, đạt 801/801 thủ tục hành chính, đạt 100% kế hoạch.

Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính được tăng cường; các hoạt động hợp tác quốc tế, tài chính đối ngoại, đào tạo, bồi dưỡng, đơn vị sự nghiệp công lập từng bước được đổi mới.

Bảo đảm tuyệt đối an toàn an ninh tài chính quốc gia, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tăng thu bền vững - Ảnh 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết năm năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023 của ngành tài chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá năm 2022 đầy khó khăn, thách thức với hậu quả của dịch COVID-19; tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, chưa được dự báo trước. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, một tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong.

Trong bối cảnh đó, tình hình KTXH năm 2022 đã phục hồi tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực; đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu. GDP cả năm ước tăng khoảng 8%, cao nhất trong nhiều năm qua. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, ước cả năm dưới 4%; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm (an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu nông sản trên 50 tỷ USD, xuất khẩu gạo đạt gần 7 triệu tấn); thu đủ chi; xuất đủ nhập (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt mốc 700 tỷ USD, xuất siêu trên 10 tỷ USD); bảo đảm đủ năng lượng cho sản xuất và đời sống với giá cả phải chăng; thị trường lao động phục hồi tốt, cơ bản đáp ứng nhu cầu lao động).

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, đời sống nhân dân được bảo đảm và cải thiện, năm nay nhìn chung cao hơn năm ngoái. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Hoạt động đối ngoại và hội nhập được thúc đẩy và mở rộng sâu rộng, thực chất, hiệu quả, đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với nhiều nước từ chủ yếu là viện trợ, đối tác phát triển trước đây sang giai đoạn hợp tác hai bên cùng có lợi, từ giai đoạn các nước hỗ trợ Việt Nam xóa đói giảm nghèo, vượt qua khó khăn sang giai đoạn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo.

Những kết quả đạt được là nhờ sự lãnh đạo sâu sát của Trung ương Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, tích cực, đồng hành của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng, ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Những kết quả khá toàn diện đạt được nêu trên có sự đóng góp quan trọng, trực tiếp của ngành tài chính với nhiều điểm sáng. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm chung của lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành tài chính, các địa phương đã nỗ lực, góp phần vào thành công chung của cả nước.

Thủ tướng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm, nhất là về giữ vững và phát huy đoàn kết, thống nhất; bám sát tình hình, phản ánh chính sách kịp thời, hiệu quả; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác; đẩy mạnh chuyển đổi số; tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, kịp thời phát hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Bảo đảm tuyệt đối an toàn an ninh tài chính quốc gia, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tăng thu bền vững - Ảnh 3.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để phân bổ phân sách

Năm 2023, Thủ tướng dự báo sẽ có khó khăn, thách thức hơn so với năm 2022 và khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi. Thủ tướng cơ bản nhất trí với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính – ngân sách Nhà nước năm 2023 theo báo cáo của Bộ Tài chính và ý kiến của các đại biểu.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước; thực hiện tốt phương châm điều hành năm 2023 "Đoàn kết, kỷ cương; Bản lĩnh, linh hoạt; Đổi mới, sáng tạo; Kịp thời, hiệu quả", kiên định, bản lĩnh, điều hành không cứng nhắc, không giật cục, luôn đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Thủ tướng nhấn mạnh những mục tiêu chính: Bảo đảm tuyệt đối an toàn về an ninh tài chính quốc gia, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, trong đó có cân đối thu chi, phấn đấu bội thu, giảm bội chi, giảm nợ công, nợ Chính phủ; tăng chi cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội; cơ cấu lại chi tiêu phù hợp, tập trung cho các ưu tiên, các đột phá chiến lược, các động lực tăng trưởng; kiểm soát, ổn định giá cả, thị trường, nhất là những mặt hàng thiết yếu để bảo đảm an sinh xã hội, ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân; góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tạo công ăn việc làm, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính căn cứ các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, bám sát tình hình thực tiễn, xây dựng chương trình hành động, thực hiện chính sách tài khoá phù hợp, hiệu quả, tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành và dự kiến ban hành.

Tập trung xây dựng, rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính – ngân sách Nhà nước; tiếp tục nghiên cứu các giải pháp chính sách thuế, phí, lệ phí phù hợp với tình hình thực tế để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, tiết giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển KTXH.

Tập trung làm tốt công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế. Quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử; quyết liệt xử lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế, giảm tỉ lệ nợ đọng thuế; phấn đấu tăng thu ngân sách Nhà nước.

Tổ chức điều hành chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; kiên quyết cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết, tiết kiệm chi thường xuyên. Bảo đảm nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, ưu tiên Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, khắc phục hậu quả thiên tai dịch bệnh và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để phân bổ phân sách phù hợp, chống "xin – cho", "chạy chọt", tiêu cực, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc; các địa phương chỉ nên đề xuất cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từ đó giúp ngân sách tăng thu, "cái bánh" ngân sách to hơn, phần phân bổ cho mỗi địa phương đều nhiều hơn, thay vì "xin" phần to hơn từ "cái bánh" ngân sách; thực hiện đúng tinh thần "ngân sách Trung ương chủ đạo, ngân sách địa phương chủ động".

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước, qua đó góp phần giảm nợ công, cải thiện dư địa chính sách tài khóa, tăng cường sức chống chịu của nền tài chính quốc gia, tạo nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Bảo đảm tuyệt đối an toàn an ninh tài chính quốc gia, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tăng thu bền vững - Ảnh 4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì cho các cá nhân có thành tích xuất sắc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tiếp tục củng cố, phát triển đồng bộ, nâng cao chất lượng các thị trường

Tăng cường quản lý giá, thị trường; thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường; phối hợp tốt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, kiểm soát lạm phát trong phạm vi mục tiêu Quốc hội quyết định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục củng cố, phát triển đồng bộ, nâng cao chất lượng các thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp. Thủ tướng nhắc lại quan điểm tôn trọng quy luật thị trường nhưng khi cần thiết, trong bối cảnh không bình thường thì Nhà nước phải có sự can thiệp, xây dựng cơ chế, chính sách để giải quyết, doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh lại, người dân cũng phải cộng tác trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Trong đó, với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi theo đúng cam kết; trường hợp có khó khăn, tổ chức phát hành trái phiếu chủ động đàm phán với nhà đầu tư để xem xét có các biện pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tế và theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Thủ tướng yêu cầu tập trung hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phấn đấu nâng hạng thị trường chứng khoán theo đúng kế hoạch đề ra. Thủ tướng lấy ví dụ, trước đây Nghị định 153 về trái phiếu doanh nghiệp đã quá nới lỏng các điều kiện, dẫn tới nhiều vấn đề cần giải quyết; các cơ quan quản lý đã ban hành Nghị định 65 nhằm mục đích chấn chỉnh lại, nhưng lại quy định theo hướng quá siết chặt, do đó, cần thiết phải tiến hành sửa đổi phù hợp.

Cùng với đó, đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa, tăng cường quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò của doanh nghiệp Nhà nước với số vốn nhà nước lên tới 4 triệu tỷ đồng; nghiên cứu sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để tăng cường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, thúc đẩy chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không để sai phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chống gian lận xuất xứ có hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện tinh gọn bộ máy quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi số, trong đó ngành hải quan cố gắng 2 năm nữa thực hiện chuyển đổi hải quan thông minh.

Tiếp tục chủ động hội nhập, hợp tác tài chính quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, học hỏi những mô hình hay ở một số nước tiên tiến. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương trong nghiên cứu thị trường xuất khẩu để thúc đẩy đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Làm thật tốt công tác truyền thông chính sách, Thủ tướng lấy ví dụ về thông tin để người dân hiểu rằng "lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn".

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, năm 2023 ngành tài chính có nhiều đổi mới sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả, vượt qua khó khăn, thách thức và hoàn thành xuất sắc hơn, toàn diện hơn, bao trùm hơn các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính – ngân sách Nhà nước so với năm 2022./.

    热门排行

    友情链接