当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【nhận định bóng đá hôm】Đảm bảo đo lường chất lượng vàng và trang sức lưu thông trên thị trường 正文

【nhận định bóng đá hôm】Đảm bảo đo lường chất lượng vàng và trang sức lưu thông trên thị trường

来源:Empire777   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-10 09:24:22

Tham dự hội thảo lần này có ông Nguyễn Nam Hải – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL; ông Nguyễn Hùng Điệp - Vụ trưởng Vụ Đo lường,Đảmbảođolườngchấtlượngvàngvàtrangsứclưuthôngtrênthịtrườnhận định bóng đá hôm ông Trần Quốc Tuấn – Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa, ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng vụ đánh giá hợp chuẩn hợp quy, ông Trần Văn Dư - Tổng biên tập Tạp chí TCĐLCL - Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) thuộc Tổng cục TCĐLCL.

ông Nguyễn Nam Hải – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL

Ông Nguyễn Nam Hải – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL phát biểu tại hội thảo

Hội thảo còn thu hút khoảng 100 doanh nghiệp khu vực phía Nam, đặc biệt trong đó có khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vàng tại Tp HCM, các tỉnh lân cận.

Sau một năm thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thi trường có hiệu lực, doanh nghiệp đã chấp hành tốt hơn quy định của nhà nước. Người tiêu dùng yên tâm hơn khi mua bán các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ.

Theo ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, nhằm đảm bảo đo lường trong kinh doanh vàng và trang sức mỹ nghệ, ngày 26/9/2013 Bộ KHCN đã ban hành thông tư 22/2013/TT-BKCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thi trường.

"Hội thảo này là dịp nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật, đảm bảo đo lường, chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ, của các cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh chân chính.

Đánh giá tình hình thực hiện về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trang sức, mỹ nghệ trong đợt kiểm tra chuyên đề về đo lường chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ trên phạm vi toàn quốc theo nội dung công văn 595/TĐC-QLCL.

Đề xuất các biện pháp quản lý đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và kiến nghị cơ quan liên quan áp dụng các biện pháp để ngăn chặn, xử lý các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ vi phạm về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa đưa ra lưu thông trên thị trường", ông Nguyễn Nam Hải cho biết.

Theo ông Trần Văn Dư - Tổng biên tập Tạp chí TCĐLCL - Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn), sau một năm thực thi Thông tư, ngày 22/4/2015 Tổng cục TCĐLCL ban hành công văn số 595/TĐC-QLCL triển khai kế hoạch kiểm tra chất lượng, đo lường và nhãn mác vàng trang sức mỹ nghệ lưu thông trên thị trường toàn quốc năm 2015.

Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức mỹ nghệ của các cơ sở sản suất, kinh doanh, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ; nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật, đảm bảo đo lường chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh chân chính. 

"Trách nhiệm của doanh nghiệp là phối hợp với giới truyền thông để tuyên truyền, làm đúng các quy định và tránh các sai phạm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng", ông Dư nói.

Theo ông Trần Quốc Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc Tổng cục TCĐLCL, thời gian qua, Cục này đã chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thành lập đoàn và tiến hành kiểm tra tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình; TT - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương. Chi cục TCĐLCL địa phương cũng chủ động thành lập đoàn kiểm tra tại các địa phương.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng đã chủ động áp dụng quy định của thông tư 22/2013/TT-BKCN

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng đã chủ động áp dụng quy định của thông tư 22/2013/TT-BKCN. Ảnh quang cảnh hội thảo

Theo đó, Cục đã thực hiện triển khai được ở 8/9 tỉnh thành phố là Hà Nội, Quảng Ninh, TT - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương. Còn các Chi cục TCĐLCL các tỉnh thành phố triển khai kiểm tra, tới nay đã có 21 tỉnh báo cáo kết quả.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã thực hiện xử lý vi phạm đối với 101/493 cơ sở. Trong đó, chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với: 24/101 cơ sở. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm: 674.168.400 đồng.

Nhắc nhở, yêu cầu khắc phục đối với: 77 cơ sở. Riêng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã xử lý vi phạm đối với 28/55 cơ sở được kiểm tra chiếm tỉ lệ 50,9%. Chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với 07/28 cơ sở vi phạm chiếm tỉ lệ 25%. Tổng giá trị hàng hóa bị xử phạt là 572.168.400 đồng.

"Qua báo cáo của các địa phương gửi về nhìn chung việc kiểm tra chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ vẫn chủ yếu là kiểm tra về hồ sơ chất lượng và công bố tiêu chuẩn áp dụng của các cơ sở kinh doanh. Riêng việc thử nghiệm chất lượng của vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ được thực hiện ở một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quảng Trị. Kết quả kiểm tra cho thấy vẫn diễn ra tình trạng các cơ sở không lưu giữ hồ sơ chất lượng cho các sản phẩm bày bán, không có công bố TCCS cho các sản phẩm do mình sản xuất. Một số doanh nghiệp có công bố TCCS nhưng khi kiểm tra hồ sơ chất lượng đều không có Phiếu kết quả thử nghiệm hàm lượng vàng theo tiêu chuẩn công bố. Đa phần các mẫu được thử nghiệm (91.2 %) đạt yêu cầu chất lượng .Số mẫu hàng hóa không đạt chất lượng chiếm tỉ lệ 9,8%", ông Tuấn cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, đa số các cơ sở được kiểm tra đều có trang bị cân đã được kiểm định và còn thời hạn kiểm định. Tỉ lệ vi phạm chỉ chiếm 8,79%. Tuy nhiên tỉ lệ cân có độ chia kiểm chưa phù hợp còn cao chiếm 39% tổng số cân kiểm tra. Tỉ lệ mẫu không đạt về khối lượng thấp chỉ chiếm 3% tổng số mẫu được kiểm tra khối lượng. Một số địa phương 100% các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về đo lường như: Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh.

Tỉ lệ vi phạm về nhãn hàng hóa chiếm 24,1% tổng số hàng hóa được kiểm tra. Do vi phạm ghi thiếu những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa như thiếu hàm lượng vàng, tên tổ chức cá nhân sản xuất, khối lượng vàng, khối lượng vật gắn trên vàng.... Không xảy ra tình trạng không có nhãn hàng hóa.

"Không nên mua, sử dụng những loại vàng trang sức mỹ nghệ không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không ký mã hiệu của nhà sản xuất, không đảm bảo yêu cầu về đo lường chất lượng", ông Tuấn khuyến cáo người tiêu dùng.

Theo ông Trần Quốc Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc Tổng cục TCĐLCL, đợt kiểm tra vàng, trang sức, mỹ nghệ vừa qua có quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc. Phần lớn có sự tham gia của liên ngành gồm các cơ Chi cục TCĐLCL, thanh tra sở KHCN và Chi cục QLTT các tỉnh, thành phố. Công tác kiểm tra được triển khai một cách đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Tổng cục TCĐLCL đã có công văn hướng dẫn việc kiểm tra đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường, kèm theo các mẫu báo cáo, phụ lục để có thể tổng hợp, khái quát được bức tranh chung, tổng quát về thị trường vàng trong nước nhằm đưa ra những giải pháp để đảm bảo đo lường chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ. Công tác kiểm tra diễn ra tích cực trong vòng 2 tháng 5 và tháng 6 năm 2015.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh