【tỷ số bóng đá nhật】Tìm điểm hài hòa cho chính sách tiền tệ, ổn định hệ thống ngân hàng
Chính sách tiền tệ “ngược dòng” hỗ trợ nền kinh tế | |
Linh hoạt,ìmđiểmhàihòachochínhsáchtiềntệổnđịnhhệthốngngânhàtỷ số bóng đá nhật nhịp nhàng phối hợp chính sách hỗ trợ tăng trưởng | |
3 "bài học lớn" của chính sách tiền tệ trong năm 2022 |
Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng năm 2023 “Điều hành chính sách tiền tệ trước biến số kinh tế toàn cầu”. |
Ngày 10/5, tại Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng năm 2023 với chủ đề “Điều hành chính sách tiền tệ trước biến số kinh tế toàn cầu” do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn nên công tác điều hành chính sách tiền tệ còn gặp nhiều khó khăn.
Theo Phó Thống đốc, môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường trong khi nội tại kinh tế Việt Nam còn nhiều thách thức, nên việc điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng gặp rất nhiều khó khăn để xử lý hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau.
Cụ thể là làm sao để vừa hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch mà vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả, lạm phát toàn cầu tăng cao; vừa giảm áp lực mất giá mạnh của đồng Việt Nam mà vẫn phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất; vừa đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.
“Nếu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp ở mức chấp nhận được thì nền kinh tế sẽ tốt lên. Nếu ngân hàng hoãn, giãn nợ, ngân hàng nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ bị chuyển về phía ngân hàng. Do đó cần tìm được điểm hài hoà vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng”, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nêu rõ.
Vì vậy, đại diện lãnh đạo NHNN cho biết, việc điều hành chính sách tiền tệ cần hướng đến mục tiêu tổng thể, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, hướng đến mục tiêu chung dài hạn ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.
Tuy nhiên, trước bối cảnh nhiều biến động, các chuyên gia cũng nhận định vẫn còn nhiều thử thách phía trước, thậm chí những “rung lắc” này có thể xảy ra rất bất ngờ.
Theo NHNN, đến ngày 28/4/2023, tín dụng đối với nền kinh tế tăng hơn 12 triệu tỷ đồng, tăng 3,05% so với cuối năm 2022 và tăng 9,78% so với cùng kỳ. Từ đầu năm 2023 đến nay, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối. NHNN đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,3-1%/năm trong tháng 3 và 4/2023. |
Ông Lê Thanh Tùng, Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, tín dụng tăng chậm cho thấy sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang chững lại. Ngân hàng là hàn thử biểu của nền kinh tế, doanh nghiệp khó thì ngân hàng cũng khó. Nếu như rủi ro của năm 2022 là thanh khoản, tỷ giá, lãi suất, danh tiếng do ảnh hưởng từ trái phiếu, bất động sản, thì năm 2023 là rủi ro về tín dụng khi phải tăng trích lập dự phòng, thoái lãi dự thu… cùng với đó là rủi ro về an ninh, công nghệ.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng lo ngại trước những thay đổi từ động thái điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương các quốc gia lớn trên thế giới, bởi điều này cũng sẽ tác động đến mặt bằng lãi suất của Việt Nam.
Theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, NHNN đã đi trước một bước trong việc giảm lãi suất điều hành, nên thị trường đang kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ giảm về mức 4%/năm, tương đương với lãi suất trước đại dịch Covid-19. Theo TS. Cấn Văn Lực, từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã tăng giá 0,7-0,8%, cơ bản cả năm sẽ ổn định, nếu mất giá thì chỉ khoảng 0,5-1%. Về tín dụng, năm nay, NHNN đặt mục tiêu tín dụng tăng 14% song khả năng tăng trưởng tín dụng thực tế sẽ thấp hơn. Đáng lo nhất hiện nay là nợ xấu đang có dấu hiệu tăng nhanh, nhưng thông tư mới ban hành về cơ cấu nợ, giãn nợ của NHNN có thể làm tốc độ tăng nợ xấu chậm lại, đồng thời tỷ lệ bao phủ nợ xấu chung toàn hệ thống hiện đã lên tới 125%.
Từ những vấn đề trên, bà Hà Thị Kim Nga, cán bộ kinh tế cấp cao, Văn phòng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam khuyến nghị, áp lực tỷ giá đã dịu đi và chính sách tiền tệ cũng đã được nới lỏng, NHNN nên dựa vào lãi suất chính sách để kiềm chế lạm phát và tránh các áp lực lên tỷ giá. Đồng thời, vị này cũng nhấn mạnh đến sự phối hợp với chính sách tài khóa một cách linh hoạt và có mục tiêu, đảm bảo sự ổn định khu vực tài chính khi xử lý các nút thắt của thị trường trái phiếu và bất động sản.
Ngoài ra, tại diễn đàn, nhiều chuyên gia và đại diện các ngân hàng cũng đề nghị các chính sách được điều hành một cách linh hoạt nhưng phải dự báo được; NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính để hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, hỗ trợ ngân hàng cùng giảm mặt bằng lãi suất; các bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh tín dụng xanh, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Honda Vario 150
- ·Giá vàng hôm nay 6/7/2016 đạt đỉnh gần 2 năm
- ·Giá xăng tăng thêm 646 đồng/lít từ 15h chiều nay
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Giá vàng hôm nay 15/4/2016 lập đáy 2 tuần, đô la tăng mạnh
- ·Giá vàng hôm nay 16/5/2016: Tuần này giới đầu tư lạc quan
- ·Warren Buffett của Canada và 3 bí quyết trở thành tỷ phú
- ·Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- ·Vinamilk khuyến mãi: Mua sữa Ông Thọ
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Vợ vừa phát bệnh bị liệt hai chân, chồng lập tức... viết đơn
- ·Giá vàng hôm nay 30/4/2016 đạt đỉnh 15 tháng, đô la ‘rớt’ thảm
- ·Giá vàng hôm nay 2/5/2016: Chuyên gia lạc quan về giá vàng
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·10 trích dẫn truyền cảm hứng hay nhất từ Steve Jobs
- ·Giá vàng hôm nay ngày 25/5/2016: Giá vàng tuột dốc không phanh
- ·Tập đoàn Sun Group mở bán Khu đô thị sinh thái Han River Village
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Khám phá xe Range Rover Sport SVR đầu tiên tại Việt Nam