【wap.vn lich thi dau bong da hom nay】Biến sông thành hồ chứa nước ngọt?
Để ứng phó với thời tiết diễn biến tiêu cực,ếnsngthnhhồchứanướcngọwap.vn lich thi dau bong da hom nay lũ không về và hạn, mặn xâm nhập, chính quyền các địa phương vùng ĐBSCL triển khai nhiều giải pháp như xây hồ trữ nước ngọt, chuyển đổi cây trồng... nhưng không dễ thực hiện.
Người dân huyện Trần Đề, Sóc Trăng tích trữ nước ngọt trong đợt khô hạn năm 2015 - Ảnh: HỮU KHOA
Trong mùa hạn, mặn xâm nhập vào những tháng cuối năm 2015 và đầu 2016, nhiều tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL đã dốc sức cứu lúa, hoa màu, những vườn cây ăn trái, tìm nguồn nước ngọt.
Thế nhưng người dân vẫn khát, lúa vẫn chết cháy, cây ăn trái héo queo cùng những cánh đồng nứt nẻ và những dòng sông nước nhiễm mặn chát.
ĐBSCL sẽ tiếp tục “khát” nước
Một ĐBSCL tiếp tục “khát” nước ngọt trong thời gian tới là dự báo của các cơ quan chuyên môn, nhà quản lý cùng các nhà khoa học.
Theo ông Nguyễn Văn Thể - bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, tình hình hạn mặn trong năm 2017 dự báo còn có khả năng trầm trọng hơn năm 2016.
Dù đang trong mùa mưa bão, nhưng lượng nước ngọt đổ về VN ở hai nhánh sông Tiền và sông Hậu giảm nghiêm trọng, do ảnh hưởng bởi các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn thuộc Trung Quốc, Lào và khu vực phía tây Trường Sơn VN.
Ngoài ra, sau khi trải qua hạn mặn nghiêm trọng, Campuchia, Thái Lan và Lào cũng tăng cường trữ nước, không cho chảy về cuối nguồn.
“Ngay thời điểm đỉnh lũ mà lượng nước ngọt ở Tân Hồng (Đồng Tháp) còn thiếu và theo kết quả quan trắc mới đây, độ mặn trên sông và so với cùng kỳ các năm trước đều cao hơn. Mùa khô năm tới chắc chắn thiếu lượng nước ngọt làm đối ứng lượng nước mặn.
Dự báo năm tới 13 tỉnh thành ĐBSCL sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mặn xâm nhập chứ không riêng gì Sóc Trăng”, ông Thể nhận định.
TS Dương Văn Ni (Đại học Cần Thơ) cũng cho biết chế độ thủy văn của sông Mekong trong đầu mùa mưa là nước của sông Mekong sẽ chảy vào Biển Hồ từ 30 - 40%.
Và sau khi Biển Hồ đã “no” nước, từ tháng 10 nước mới chảy về khu vực ĐBSCL. Từ tháng 10 cho đến tháng 3 năm sau, lượng nước từ Biển Hồ đóng góp khoảng 30% cho tới tối đa là 50% lượng nước ngọt về ĐBSCL.
Thực tế này cho thấy ĐBSCL lệ thuộc vào khả năng trữ nước của Biển Hồ ở Campuchia rất lớn.
Tuy nhiên theo ông Ni, đến giữa tháng 9-2016, lượng nước trên Biển Hồ mới tích lũy được khoảng 50-60% so với mực nước bình quân các năm.
Do đó, từ nay tới cuối tháng 10 khả năng Biển Hồ tích nước đủ 100% như những năm bình thường là rất khó. Chỉ trừ khi nào có những cơn mưa dồn dập ở phía hạ Lào và ở Campuchia, Biển Hồ mới có khả năng tích đầy nước như những năm bình thường.
“Với số liệu này, chúng ta có thể thấy rằng mùa khô tới, ĐBSCL tiếp tục đối diện với tình trạng thiếu nước ngọt”, ông Ni cảnh báo.
Cần sớm trữ nước ngọt
Theo ông Ni, từ nay tới cuối tháng 10 sẽ còn nhiều cơn mưa lớn, cơ quan chức năng cần tính toán các giải pháp để tích được lượng nước này phục vụ sinh hoạt cho người dân vùng duyên hải vào mùa khô.
Trong năm tới, mặn có thể xâm nhập vùng duyên hải sớm hơn mọi năm vì lượng nước ngọt về không đủ.
Ông Nguyễn Văn Thể lại cho rằng để giữ nước ngọt cho ĐBSCL vào mùa khô, phải tính đến giải pháp biến các con sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Cỏ thành những hồ trữ nước ngọt.
Trong khi đó, tại khu vực hạ lưu sông Tiền, các địa phương chịu thiệt hại nặng nề trong đợt thiên tai hạn mặn 2016 bước đầu cũng đã triển khai các giải pháp để chuẩn bị đối phó với đợt hạn mặn tiếp theo.
Theo ông Nguyễn Văn Ngân - phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, địa phương bị thiệt hại khoảng 1.500 tỉ đồng trong đợt thiên tai hạn mặn 2016 - cho biết công tác khắc phục thiệt hại cơ bản hoàn tất. Tiền hỗ trợ thiệt hại hoa màu khoảng 30 tỉ đồng đã chuyển đến tay nông dân.
Riêng 5.000ha cây ăn trái bị thiệt hại đã được tập hợp và báo cáo UBND tỉnh để chờ hướng dẫn hỗ trợ chủ vườn.
Rút kinh nghiệm từ mùa mặn trước, năm nay lãnh đạo Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan trực thuộc chủ động đưa ra các giải pháp từ rất sớm, như xây dựng các hồ, điểm chứa nước ngọt để sử dụng trong mùa khô.
Trong đó, dự án hồ chứa nước ngọt rộng 60ha sẽ được triển khai trên kênh Lấp ở huyện Ba Tri, dự kiến nạo vét khoảng 400.000m3 đất suốt chiều dài 7km của kênh và làm cống tại hai đầu.
Theo ông Ngân, công trình sẽ kịp đưa vào phục vụ trong mùa khô 2017 với trữ lượng nước khoảng 1 triệu m3, phục vụ trên 200.000 dân.
Ngoài ra, tại hai huyện Bình Đại và Thạnh Phú cũng sẽ tận dụng các kênh nội đồng để trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân.
Ngay sau khi kết thúc đợt thiên tai hạn mặn 2016, Tỉnh ủy Bến Tre đã phát động phong trào Đồng khởi trữ nước mưa nhằm kêu gọi người dân tích cực mua dụng cụ trữ nước mưa để sử dụng trong mùa khô tiếp theo.
Đã có 18.000 dụng cụ trữ nước mưa như bồn, kiệu được các tổ chức, nhà hảo tâm tặng bà con nông dân nghèo Bến Tre để dùng trữ nước mưa.
Ngoài ra, Bến Tre cũng chuyển đổi từ trồng 3 vụ lúa thành 2 vụ là hè thu muộn và đông xuân sớm nhằm tránh những tháng mùa khô, giảm thiệt hại.
Giảm lúa và cây trồng nước ngọt
Tại buổi làm việc với một số tỉnh ĐBSCL giữa tháng 9-2016, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng một trong những giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu, thiên tai và hạn mặn là các địa phương không nên cố gắng duy trì diện tích sản xuất lúa như hiện nay nếu không có đủ lượng nước ngọt để canh tác.
Cần có dự báo, kịch bản trước cho vùng nào bị xâm nhập mặn thì phải chuyển sang trồng cây, con khác.
“Phải rà soát, điều chỉnh lại đối tượng để thích ứng biến đổi khí hậu. Như chăn nuôi, phải cân nhắc lựa chọn cây, con thích ứng nước mặn”, ông Tám khuyến cáo.
Riêng ở Sóc Trăng, Bạc Liêu là hai địa phương có thể quy hoạch để phát triển artemia vì hiện cả nước chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu cho sản xuất tôm và các loại khác.
Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, 1ha nuôi artemia có thể lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng, nên người dân hoàn toàn có thể chuyển đổi sang nghề này, thay vì chỉ tập trung vào cây lúa.
“Chúng tôi sẽ phối hợp với các địa phương này quy hoạch vùng artemia để người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thậm chí có thể làm giàu”, ông Tám gợi ý.
Ông Ni cho rằng cơ quan chức năng không nên quy hoạch trồng các cây, con sử dụng nhiều nước ngọt. Bởi mặn ở kề miệng sông, chỉ cần giảm mưa, giảm nước ngọt là mặn xâm nhập ngay, nhất là cuối tháng 10 có gió chướng đẩy mặn vào sâu trong đất liền.
“Cần tính toán trước 2 - 3 tháng để bà con nông dân kịp xoay xở, vì nếu dựa vào “quán tính” mà xuống giống như mọi năm thì không ổn”, ông Ni nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Công, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, cho biết ngoài việc duy trì diện tích 200.000ha đất lúa như chỉ tiêu được giao, Đồng Tháp sẽ tổ chức chuyển đổi những diện tích lúa khác sang trồng cây ăn trái hoặc các loại nông sản khác như bắp, đậu phộng hoặc trồng cỏ nuôi bò...
Tuy nhiên, cái khó nhất trong việc chuyển đổi cây trồng là chuyện vốn đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng cho từng loại cây trồng mới.
Theo ông Công, lâu nay kết cấu hạ tầng tại nhiều khu vực ở địa phương này đều tập trung cho sản xuất lúa, không thể “đùng một cái” là chuyển đổi cây trồng khi hạ tầng chưa đáp ứng. Đó là chưa kể đến chuyện giống, kỹ thuật và vốn cho người dân chuyển đổi.
“Muốn chuyển đổi cây trồng không phải một sớm một chiều có thể làm được, mà phải tính đến việc đầu tư hạ tầng trước rồi mới lập phương án chuyển đổi sau”, ông Công nói.
Lượng mưa thiếu hụt Theo Đài khí tượng thủy văn An Giang, tổng lượng mưa từ tháng 6 đến nay trên khu vực tỉnh An Giang phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 10-60%, nơi hụt nhiều nhất là Tri Tôn, Cô Tô (39%), Chợ Mới (47%), Hội An (63%). Tương tự, theo Đài khí tượng thủy văn Đồng Tháp, lượng mưa trên địa bàn tỉnh này trong tháng 8 chỉ đo được bình quân 66mm, thấp hơn cùng kỳ năm 2015 là 15,8mm. Còn theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, tại khu vực Trung bộ lượng mưa trong tháng 8 ở mức thiếu hụt từ 10-20% so với trung bình nhiều năm. Tình trạng khô hạn, thiếu hụt lượng mưa ở khu vực Nam Trung bộ tiếp tục kéo dài cho tới tháng 8-9. Riêng tại khu vực Tây nguyên và Nam bộ trong các tháng 8, 9 và tháng 12, lượng mưa chỉ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. |
Theo C.QUỐC - Đ.TUYÊN - M.TRƯỜNG - T.TÚ/TTO