【ket quq bong da】Một chuyến đi
Bài viết này,ộtchuyếnđket quq bong da xin góp phần tìm hiểu, lý giải câu hỏi nêu trên.
1.Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành sinh ra ở vùng đất nằm ở hạ lưu Sông Lam của xứ Nghệ, nơi có bề dày truyền thống yêu nước, văn hóa, lịch sử liệt oanh chống giặc ngoại xâm; nơi con người thường xuyên phải đương đầu với giặc dã, thiên tai, đói khổ; nơi có niềm tự hào “dân trọ trẹ”, “dân cá gỗ”… “Sớm khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa/ Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà”.
Vùng đất đó từng nổ ra cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan trong gần 10 năm, từ năm 713 đến 722, làm chủ thành Tống Bình, quét sạch quân xâm lược nhà Đường ra khỏi bờ cõi nước ta, được nhân dân tôn là Mai Hắc Đế; là phên dậu thời Đinh, Lê, Lý; là đất “Cối Kê” đời Trần; đất Thang Mộc đời Lê; đất Phượng Hoàng Trung Đô thời Nguyễn Huệ - Quang Trung; vùng đất mà khi ấu thơ, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành cùng bao lứa trẻ khác được uống từng lời ru của bà, của mẹ: “Con ơi mẹ dặn câu này/ Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm/ Làm người đói sạch rách thơm /Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”...
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học nguồn gốc nông dân, khi Nguyễn Tất Thành chào đời, khói lửa của phong trào Cần Vương ngùn ngụt ngày nào đã dần lắng lại. Những cuộc đàm đạo văn chương, về “quốc gia hữu sự” của thân phụ với các vị túc nho như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương, Đặng Thái Thân, Đặng Nguyên Cẩn, Bùi Danh Trứ…; cảnh người dân bị sưu cao thuế nặng; cảnh người làng Sen bị bắt đi phu Cửa Rào trong tiếng khóc than oai oán… đã nhen lên trong tâm khảm Nguyễn Tất Thành cùng những người thân lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù quân cướp nước và bè lũ bán nước.Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Nguyễn Tất Thành đậu Phó bảng, được bổ làm quan rồi bị “cách quan” vì luôn đau đáu: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ hựu nô lệ” (quan trường là nô lệ trong đám người nô lệ nên càng nô lệ hơn).Chị cả của Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Thị Thanh, còn gọi là Bạch Liên; người anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm, còn gọi là Tất Đạt, đều được học hành, dạy dỗ chu đáo, có chữ có nghĩa, đều tham gia các hoạt động yêu nước, bị chính quyền thực dân, phong kiến cầm tù và quản thúc nhiều năm, cả bà Thanh, ông Khiêm đều hy sinh hạnh phúc riêng tư vì nghĩa lớn.
Truyền thống vẻ vang của quê hương và gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi ấu thơ của Nguyễn Tất Thành, đến việc hình thành nhân cách, tình cảm, tư tưởng và sự lựa chọn con đường cứu nước sau này của Người.
2.Ở quê hương Nghệ An, có nhiều trí thức phong kiến trước thời người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã nuôi chí lớn, tìm đường ra nước ngoài du học và hoạt động yêu nước. Như ông Nguyễn Trường Tộ, sinh năm 1828, quê làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên (cách làng Kim Liên của Nguyễn Tất Thành chưa đến 10 km), năm 30 tuổi được Giám mục Gauthier (tên phiên âm tiếng Việt là Ngô Gia Hậu) đưa sang Hương Cảng, Singapo, Ý và học tập ở Pháp gần 2 năm, về nước, ông nổi tiếng trong các lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, xây dựng và cả chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự, ngoại giao. Ông từng gửi hàng chục bản điều trần, đề nghị canh tân đất nước lên triều đình nhà Nguyễn nhưng bị từ chối.
Do “thân phận hèn mọn mà dám nói việc cao xa”, “ở trong vòng của quân địch mà lại ôm chí khác”... “bị nghi kị mà vẫn hiến dâng ý kiến”, nên “Nhất thất túc, thành thiên cổ hận/ Tái hồi đầu, thị bách niên cơ” (tạm dịch: Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận/ Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm).
Cách Kim Liên chưa đầy 20 km, ông Đặng Thúc Hứa từng sang Lào, Nhật Bản và Thái Lan hoạt động yêu nước, được mệnh danh là “Cố Đi” vì đi nhiều, vận động yêu nước nhiều, luôn tràn trề bầu máu nóng.
Cũng ở rất gần Kim Liên - cách khoảng 4-5 km là làng Đan Nhiệm, có cụ Phan Bội Châu, bạn tâm giao của cụ Nguyễn Sinh Sắc - một nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà văn hóa nổi tiếng, trở thành lãnh tụ của phong trào Đông Du, Duy Tân...
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc - tên gọi sau này của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, ca ngợi cụ Phan là “Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”. Tuy nhiên, sau bao nỗ lực, tâm huyết, với 3 lần thay đổi chính kiến, cụ Phan tự nhận “trăm lần thất bại mà không một thành công” (Phan Bội Châu niên biểu).
3.Trong câu chuyện với nhà thơ Xô Viết Ôxíp Manđenstan tại Liên Xô năm 1923, Nguyễn Ái Quốc cho biết: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái”… thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Năm 15 tuổi, Nguyễn Tất Thành cùng cha, mẹ và anh Khiêm vào Huế; năm 18 tuổi (1908), Nguyễn Tất Thành tham gia các cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tại kinh đô Huế. Chính ở nơi này, Nguyễn Tất Thành thấy rõ nhất, đầy đủ và sâu sắc nhất mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp, khát vọng độc lập, tự do của dân tộc và nhân dân mình...
Nguyễn Tất Thành rời Huế, vào Phan Thiết, rồi vào Sài Gòn để sang phương Tây, như sau này Người kể lại “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”.
Mấy tháng sau, Nguyễn Tất Thành với tên mới là Văn Ba, rời Sài Gòn. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc nổ ra thắng lợi, nhưng Người đã không quay lại Trung Quốc mà vẫn kiên định sang Pháp, sang cái đất nước của những kẻ xâm lược và cai trị dân tộc mình. Bởi Người cho rằng, muốn đánh đuổi thực dân Pháp thì phải biết nước Pháp là thế nào. Đó là một sự cân nhắc kỹ lưỡng, là sự lựa chọn có chủ đích. Đó cũng là một sự đổi mới, không chỉ về hướng đi, tầm nhìn mà cả về phương pháp nghiên cứu và hành động.
4.Tuy nhiên, việc một số người Việt Nam lúc đó sang phương Tây, sang nước Pháp (kể cả chuyến đi của Nguyễn Tất Thành - Văn Ba), tự nó chưa hoàn toàn được coi là sự lựa chọn mang tính khoa học và cách mạng.
Có nhiều trí thức Việt Nam đương thời cũng sang Pháp, có người chỉ lo học hành, kiếm sống, làm giàu, có vợ đẹp con khôn; có người vừa học chữ, vừa tìm đường cứu nước, giúp dân. Luật sư, Tiến sĩ Phan Văn Trường và Phó bảng Phan Châu Trinh tiêu biểu cho nhóm thứ hai.
Tuy nhiên, sống và hoạt động ở Pháp nhiều năm, từng tiếp xúc với các lực lượng cánh tả Pháp, vậy mà các ông vẫn không tìm được con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, không đến được với chủ nghĩa Mác - Lê nin như Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc sau đó.
Theo báo cáo của Trung ương Đảng Xã Hội Pháp thì chỉ tính riêng năm 1913 đã có 7 người Việt Nam vào Đảng Xã hội Pháp, năm 1919 có 80 người Việt Nam tham gia Đảng này, nhưng đến năm 1920 thì chỉ còn 20 người, duy nhất Nguyễn Ái Quốc (vào Đảng Xã hội Pháp năm 1918) trở thành người cộng sản.
5.Trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc được hòa mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Úc, châu Á. Với bản tính thông minh, mẫn tiệp, nhạy cảm với cái mới, trăn trở, khát khao tìm con đường đúng đắn để cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc, gạn lọc, đón nhận những tư tưởng tiến bộ của văn hóa phương Tây: chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng, chủ nghĩa duy lý thế kỷ Ánh sáng, tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng Pháp, Anh, Mỹ…
Ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường gửi Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xây (1919); viết Bản án chế độ thực dân Pháp (1920); bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ Ba (tức Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và đương nhiên, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (1920); sáng lập báo Người cùng khổ (Le Paria, 1922), ngay bài viết cho số đầu tiên, Người tuyên bố sứ mệnh tờ báo là “giải phóng con người”.
6.Hơn 10 năm vừa vất vả lao động kiếm sống, vừa đau đáu tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc càng nhận thức rõ: chủ nghĩa tư bản, bè lũ đế quốc, thực dân là những kẻ đã gây ra mọi áp bức, bóc lột, đau khổ cho công nhân, nông dân và các tầng lớp khác ở cả thuộc địa và ở ngay chính quốc.
Theo Người: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ Ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.”
Người khẳng định: “Muốn giải phóng dân tộc phải tự mình làm lấy”. Người tin tưởng ở con đường đi của mình, tin tưởng ở sức mạnh của nhân dân, của dân tộc, của nhân loại. Điều này, rất khác với quan điểm của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh; vượt qua những giáo lý Khổng, Mạnh hẹp hòi, duy tâm; vượt qua sự hạn chế của chủ nghĩa yêu nước cũ của các sĩ phu phong kiến và các nhà cách mạng có xu hướng dân chủ tư sản, tiểu tư sản đương thời.
Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đến với chủ nghĩa cộng sản khoa học, chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Người bắt gặp, đón nhận Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lê-nin không hề là sự may mắn ngẫu nhiên. Đó là một tất yếu khách quan mang tính tự giác, khoa học và cách mạng.
Chính Cụ Phan Châu Trinh, năm 1922, trong một bức thư đề ngày 18/2 gửi từ Mác-xây cho Nguyễn Ái Quốc đang ở Pa-ri, đã viết: “Thân tôi tựa như chim lồng, cá chậu…Cảnh tôi như hoa sắp tàn, hiềm vì quốc phá gia vong, mà hơi tàn cũng phải gào cho hả, may ra có tỉnh giấc hồn mê”. Cuối thư, Cụ ví Nguyễn Ái Quốc “như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hành, lý thuyết tinh thông…không bao lâu nữa cái chủ nghĩa anh tôn thờ (ý nói chủ nghĩa Mác - Lê-nin) sẽ thâm căn cố đế trong đám dân tình chí sỹ nước ta”.
7.Điều mà cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng các chí sỹ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và cả dân tộc mong mỏi, theo bước chân của Nguyễn Tất Thành -Văn Ba-Nguyễn Ái Quốc, qua thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc; qua ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và cách mạng Tháng Mười Nga, đã lan tỏa, “sâu rễ bền gốc” ở Việt Nam. Để có chuyến trở về nước lịch sử, như một sự hẹn hò lịch sử của Nguyễn Ái Quốc ngày 28/1/1941.
Để có Ngày Quốc khánh 2/9/1945 với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại “Người có tầm nhìn cao rộng và sâu xa, xuyên qua lịch sử, bao quát không gian, thấy sáng tương lai, mở ra những bước ngoặt vĩ đại, đưa dân tộc Việt Nam từ cảnh nô lệ lầm than ra ánh sáng độc lập tự do, từ một đất nước ít ai biết đến trở thành người chiến sỹ tiêu biểu cho cả loài người tiến bộ yêu mến và khâm phục. Đó là tầm nhìn mang ý nghĩa chiến lược, nhìn thấy con đường cứu nước là con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gặp gỡ và hòa nhập với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa quyện vào nhau trong không gian và thời gian, ở một nước và trên toàn thế giới”./.
PGS,TS. Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài TNVN
-
Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!Khởi tố vụ án giết người bỏ vào thùng xốp phi tang xác ở Đà NẵngNam thanh niên giết người vì mâu thuẫn trên mạngTạm giữ nghi can cắt cổ tài xế, cướp taxi ở Hải DươngThắng Thái Lan 3Khởi tố 3 phụ nữ đánh ghen lột đồ, đổ nước mắm, bột ớt lên nữ chủ tiệm spaNghi vấn chồng giết vợ đốt xác rồi treo cổ tự vẫnPhúc thẩm đại án Oceanbank: Bị cáo ốm yếu, nức nởCục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toánCựu cầu thủ giải V
下一篇:Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- ·Chồng giết vợ đốt xác rồi treo cổ tự tử trước mặt con
- ·Đề nghị truy tố vụ vợ giết chồng phân xác ở Bình Dương
- ·Nam thanh niên giết người vì mâu thuẫn trên mạng
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Tai hại từ những kì án được dàn dựng bởi... cộng đồng mạng
- ·Vì sao ông Đinh La Thăng phải bồi thường 600 tỷ đồng?
- ·Tin pháp luật số 64: Khi ‘quan tham’ ngã ngựa
- ·Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- ·Ông Đinh La Thăng nhận mức án 18 năm tù, bồi thường 600 tỷ
- ·Hà Nội: Cháu trai giết hại ông nội tàn nhẫn
- ·4 anh em bị khởi tố vì đánh 3 cán bộ đo tiếng ồn hát karaoke
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Điều tra nghi án bị cướp 400 triệu ngay gần cửa ngân hàng ở Hà Nội
- ·Tin pháp luật số 33: Tướng Công an bắt cướp và nỗi lòng ông Đinh La Thăng
- ·Khởi tố đối tượng kích động người dân biểu tình trái pháp luật
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Hà Nội: Tử hình tên trộm đánh chết gia chủ rồi thiêu xác
- ·Kháng cáo của Trầm Bê về phiên tòa 6.100 tỷ có được giải quyết?
- ·Hà Nội: Lái xe nhận án tù vì tăng ga, đâm xe vào cảnh sát
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·Hà Giang: Loạt sếp ngân hàng vướng vòng lao lý
- ·Đang thân mật với nữ nhân viên karaoke, kỹ sư bị đâm chết
- ·Nổi điên, gã Việt kiều giết người vì câu nói ‘nhìn đểu’
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Khởi tố đối tượng kích động người dân biểu tình trái pháp luật
- ·Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- ·Phúc thẩm đại án Oceanbank: Bị cáo ốm yếu, nức nở
- ·Vụ Châu Việt Cường: Bắt khẩn cấp thêm một đối tượng
- ·Hiếp dâm bất thành, nam thanh niên chém chết 4 người
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Phòng Giáo dục Đà Lạt mất 100 triệu đồng trong két sắt
- ·Người bán vé số bị bóp cổ tới chết vì đòi quan hệ đồng tính
- ·Đâm chết hàng xóm vì mâu thuẫn đất đai ở Lạng Sơn
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Ông già đội lốt trung tướng lừa đảo tiền tỷ đi du lịch