【top ghi ban nha】Ngày 12/2, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

时间:2025-01-11 01:26:37 来源:Empire777

Hội nghị "ba trong một"

Để triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng,àyThủtướngChínhphủsẽchủtrìHộinghịvềpháttriểnvùngđồngbằngsôngHồtop ghi ban nha an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đã xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW nhằm tạo sự thống nhất cao, nâng cao nhận thức và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Nhằm sớm đưa nghị quyết đi vào cuộc sống, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW. Với chủ đề “Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững”, hội nghị sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào ngày 12/2/2023, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trong vùng, các hiệp hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngày 12/2, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, đây là hội nghị “ba trong một”, được tổ chức không chỉ với mục đích công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30, mà còn bao gồm các hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư trong việc đồng hành với Chính phủ triển khai các chương trình, dự án có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng và công bố quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040.

Mở ra cơ hội đột phá để phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, mở ra “cơ hội mới đột phá” cho vùng đất là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng và là trung tâm chính trị, kinh tế, đi đầu cả nước về văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… dẫn dắt nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

Ngày 12/2, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng
Tại hội nghị, dự kiến sẽ công bố quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030

Để thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, Chính phủ đã đề ra 21 mục tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm: (1) Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin, tạo sự thống nhất, đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện và triển khai các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị; (2) Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và liên kết vùng; (3) Phát triển kinh tế vùng; (4) Phát triển bền vững hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; (5) Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; (6) Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (7) Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; (8) Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; (9) Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; (10) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Ngoài ra, chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án kết cấu hạ tầng và phân công cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian thực hiện cụ thể.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chương trình hành động của Chính phủ dự kiến đưa ra nhiều điểm mới, có tính đột phá trong phát triển của vùng, nhất là về định hướng phát triển, mục tiêu cụ thể, giải pháp rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể; gắn với một số chủ trương lớn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ, chuyển đổi số gắn với đổi mới sáng tạo và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng sẽ là cơ hội cho vùng đồng bằng sông Hồng phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thí điểm cơ chế vượt trội để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng

Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị nêu rõ nhiệm vụ tiếp tục phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là đầu tàu, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng; phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến có giá trị gia tăng cao, công nghiệp công nghệ cao, kinh tế số, tài chính, ngân hàng, du lịch và đô thị thông minh. Vùng Nam đồng bằng Sông Hồng phát triển các ngành nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn; công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; phát triển các khu kinh tế ven biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, tâm linh gắn với bảo vệ môi trường.

Thực hiện thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốc tế cao nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng và tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tập trung đầu tư phát triển các hành lang kinh tế, tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng, quốc tế gồm: Hành lang kinh tế Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình..

推荐内容