【du doan kq bong da】Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tiêm vắc
Đây là đánh giá của PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô,ăngtrưởngkinhtếphụthuộcvàotốcđộtiêmvắdu doan kq bong da trường Đại học Kinh tế Quốc dân tại cuộc tọa đàm công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2021, diễn ra chiều 21/7 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).
Việt Nam đang trong xu thế tăng trưởng chậm lại
Theo ông Phạm Thế Anh, với diễn biến dịch Covid-19 hiện nay, hầu hết các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á. Theo OECD, động lực tăng trưởng thế giới hiện nay là việc tiêm chủng rộng khắp ở các nước phát triển và gói tài khóa lớn của Mỹ đã hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, sự phục hồi trên không đồng đều. Trong khi những nước đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc đã phục hồi trở lại mức trước đại dịch thì nhiều nền kinh tế mới nổi và các nước nghèo, đang phát triển, chưa có đủ vắc-xin lại là vùng trũng khó khăn.
Điều này cho thấy, rõ ràng sự phục hồi của kinh tế của thế giới phụ thuộc vào tốc độ tiêm vắc-xin. Ở Đông Nam Á, Việt Nam đang có tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp nhất, mới đạt khoảng 4,3% và đây là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc đạt tốc độ tăng trưởng cao năm nay và năm tới.
Phân tích về tình hình kinh tế Việt Nam, chuyên gia Phạm Thế Anh cho rằng về dài hạn, Việt Nam vẫn đang trong xu thế tăng trưởng chậm lại. GDP quý II đạt 6,61% là mức tăng trưởng rất cao và con số này chưa phản ánh hết những khó khăn của nền kinh tế bởi khu vực phi chính thức chưa được phản ánh đầy đủ.
Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến triển vọng kinh tế xấu đi rất nhiều. Chỉ số PMI sụt giảm mạnh về mức gần bằng tháng 5/2020, cho thấy hàm ý là tăng trưởng quý III của ngành chế biến chế tạo sẽ sụt giảm. Số doanh nghiệp dừng hoạt động tăng mạnh. Bên cạnh những khó khăn do dịch bệnh, khó khăn với doanh nghiệp còn đến từ giá cả đầu vào sản xuất tăng cao, từ giá nguyên nhiên vật liệu, cước vận tải cho đến giá thuê đất. Những điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp và quyết định đầu tư trong tương lai. Cùng với đó là những cảnh báo về rủi ro lạm phát và nợ xấu tăng trong tương lai.
Về công tác phòng chống dịch, ông Phạm Thế Anh cũng điểm lại một số vấn đề phát sinh, bất cập ở các địa phương trọng điểm và nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng ra sao, phục hồi thế nào phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch và đẩy nhanh tiêm chủng.
Từ những nhận định này, VEPR đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây. Triển vọng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào: tốc độ và quy mô tiêm chủng vắc-xin; hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch; các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước.
Tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức cao nhất là 6,1%
Dựa trên tình hình thực tiễn, VEPR đưa ra 3 kịch bản dự báo với giả định chung là các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam sẽ triển khai thành công việc tiêm vắc-xin vào đầu quý IV/2021 và khống chế được tình trạng tái bùng phát, hoạt động kinh tế được khôi phục và căng thẳng thương mại và bất ổn chính trị được làm dịu hơn. Trong khi đó, tình hình kiểm soát bệnh dịch tại Việt Nam có thể diễn biến theo các chiều hướng khác nhau.
Ở kịch bản cơ sở, dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý III, việc tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 4,5 - 5,1%.
Với kịch bản thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vắc-xin được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4 - 6,1%.
Còn trong kịch bản bất lợi, dịch bệnh chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý IV, quá trình tiêm chủng vắc-xin được triển khai chậm do thiếu nguồn cung; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5 - 4,0%.
Với triển vọng này, những khuyến nghị chính sách được nêu trong báo cáo của VEPR là Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể và nhất quán đối phó với các tình huống bệnh dịch; các bất cập liên quan đến lây nhiễm chéo trong khu cách ly, khai báo y tế, đứt gãy trong lưu thông hàng hóa do các biện pháp cực đoan, thiếu trang thiết bị y tế cần phải được tập trung nguồn lực để giải quyết nhanh chóng.
Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ ngành nên khẩn trương triển khai và giải ngân các gói hỗ trợ đối với người lao động mất việc, đặc biệt là những lao động trong khu vực phi chính thức.
Về tài chính tiền tệ, chính sách tài khóa nên tập trung thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn ở cấp quốc gia, làm nền tảng cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Cùng với đó, chính sách tiền tệ thích ứng nên được thực hiện với tăng trưởng cung tiền được kiểm soát ở mức phù hợp (10%) và các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.
Hoàng Yến
下一篇:Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
相关文章:
- Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- Ấn Độ sắp hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên
- HĐBA LHQ rút lực lượng gìn giữ hòa bình ở Sudan
- Nga phóng tên lửa Sineva từ tàu ngầm nguyên tử
- Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- Xung đột sắc tộc tại Nam Sudan, 500 người chết
- New Zealand bắt thuyền trưởng tàu hàng gây tràn dầu
- Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Úc
- Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- Lybia: Hàng trăm tay súng biểu tình đòi trả lương
相关推荐:
- Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- Liên Hiệp Quốc: hơn 7.500 người chết ở Syria
- Giao tranh tại Nam Philippines làm 13 người chết
- Mỹ lại tiến hành các vụ thử hạt nhân chưa tới hạn
- Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- Hai trực thăng của Mỹ rơi, 4 phi công thiệt mạng
- Những hình ảnh không thể nào quên của vụ 11/9
- NTC chỉ định tân giám đốc cơ quan tình báo Libya
- 'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- Hội nghị ASEAN
- BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím