Liên quan đến việc thực hiện các dự án trong quy hoạch nhưng chưa thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng kéo dài lâu năm trên địa bàn quận Tây Hồ như dự án IDC (phường Yên Phụ); dự án xây dựng nhà khách UBND thành phố tại 584 Lạc Long Quân; dự án mở rộng đường ngõ 552,àNộibáocáoChínhphủdựánIDCnămđắpchiếket quả bóng đá trực tiếp 566 Lạc Long Quân ra công viên nước Hồ Tây (phường Nhật Tân), cử tri cho biết đây là những dự án này đã quy hoạch từ rất nhiều năm và nhiều nhà ở của các hộ dân trong các khu vực dự án đã xuống cấp.
Trước thực tế trên, cử tri đề nghị thành phố sớm kiểm tra, giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc liên quan việc triển khai dự án, nếu không thực hiện thì xem xét cấp Giấy chứng nhận QSD đất để nhân dân trong khu vực được cải tạo, sửa chữa nhà ở ổn định cuộc sống.
Dự án Khu nhà ở và văn phòng làm việc IDC “đắp chiếu” hơn 30 năm, nhà đầu tư không có khả năng thực hiện tiếp dự án |
Trả lời cử tri về vấn đề này, đối với dự án khu nhà ở và văn phòng IDC (dự án IDC) UBND TP cho biết, dự án được triển khai từ năm 1990.
Ngày 28/9/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 914/QĐ-TTg thu hồi 13.970m2 đất tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ giao cho Công ty TNHH Xây dựng IDC (Công ty Xây dựng IDC) sử dụng để thực hiện dự án.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố đã giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành, Chủ đầu tư thực hiện; có nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Tuy nhiên, do vướng mắc Luật Đê điều, khiếu nại của một số hộ dân, dự án triển khai kéo dài, có thay đổi về chế độ, chính sách pháp luật, đến nay mới thu hồi, giải phóng mặt bằng được 7.901m2, còn lại 6.096m2 đất chưa giải phóng mặt bằng; một số diện tích đất mặt hồ đã san lấp trước đây bị lấn chiếm; hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện dẫn đến khó khăn cho Chủ đầu tư và sinh hoạt của người dân; do dự án chưa thực hiện xong nên một số chế độ tài chính liên quan đến Chủ đầu tư chưa được giải quyết.
Đến năm 2016, UBND TP có chỉ đạo chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì cùng Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND quận Tây Hồ, Công ty Xây dựng IDC kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích đất thuộc phạm vi, ranh giới được giao theo Quyết định số 914/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xác định cụ thể ranh giới, diện tích đất đã GPMB, diện tích đất chưa GPMB, diện tích đất hồ bị lấn chiếm.
Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt và hiện trạng quản lý, sử dụng đất, đề xuất UBND Thành phố, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh dự án.
Đến nay, theo UBND thành phố, quy hoạch dự án đã được phê duyệt điều chỉnh, diện tích đất đã, đang, chưa thực hiện đã được xác định cụ thể. Tuy nhiên, nhà đầu tư không có khả năng thực hiện tiếp dự án nên cần thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động và xử lý các tồn tại liên quan.
Dự án TMS Land Đầm Cói được điều chỉnh quy hoạch sau 10 năm bỏ hoang đồng không mông quạnh |
“Hiện nay luật Đầu tư 2020 đã có hiệu lực thi hành, việc chấm dứt hoạt động dự án không quy định đối với trường hợp dự án này, đồng thời một số nội dung kiến nghị của nhà đầu tư vượt thẩm quyền của UBND Thành phố (phân lô bán nền, đền bù đất thực hiện dự án tại địa điểm khác, hoàn trả tiền sử dụng đất theo giá trị hiện tại...). Liên ngành thành phố đã họp và thống nhất nhà đầu tư, đề nghị UBND Thành phố báo cáo Chính phủ xem xét quyết định theo thẩm quyền giải quyết những khó khăn vướng mắc” – UBND TP Hà Nội thông tin.
Liên bộ sẽ vào cuộc thanh kiểm tra dự án “treo” ôm đất
Dự án “treo” ôm đất bỏ hoang nhiều năm là thực trạng nhức nhối không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều địa phương trên cả nước không chỉ gây lãng phí đất đai mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân gặp khó khăn, vừa qua cử tri cũng đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này.
Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ TN&MT cho biết, để xử lý các quy hoạch treo, Bộ đã trình Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi các quy định về quy hoạch trong Luật Đất đai năm 2013.
Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cho biết, trong Luật Đất đai năm 2013 cũng đã quy định để xử lý vấn đề quy hoạch treo cụ thể.
Bộ TN&MT cũng chỉ ra trách nhiệm UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với kinh doanh bất động sản trên địa bàn…
“Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các dự án cụ thể tại các địa phương thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo từng chương trình, kế hoạch cụ thể hoặc trong các trường hợp cần thiết, Bộ Xây dựng, Bộ TN&MT sẽ phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án kinh doanh bất động sản để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc hoặc vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật” – Bộ TN&MT thông tin.
Ghi nhận trên thực tế cho thấy có không ít những khu “đất vàng” bỏ quên nhiều năm của các “ông lớn” bất động sản. Có những dự án khu đô thị được điều chỉnh quy hoạch sau cả thập kỷ “ôm đất” bỏ hoang đồng không mông quạnh. Như dự án TMS Land Đầm Cói (tên thương mại là TMS Homes Wonder World) nằm trên địa bàn phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên và xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc do Công ty CP Tập đoàn TMS (TMS Group) làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, được tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận đầu tư, phê duyệt địa điểm từ năm 2011. Tuy nhiên, sau gần 10 năm được phê duyệt dự án vẫn bỏ hoang dù cam kết của nhà đầu tư sẽ khởi công xây dựng vào quý I năm 2011 và dự kiến hoàn thiện sau đó 1 năm.
Dự án TMS Land Đầm Cói cũng là dự án đã liệt vào danh sách 66 dự án chậm tiến độ và có thể bị thu hồi đất trên địa bàn Vĩnh Phúc. Nguyên nhân bởi dự án treo gây lãng phí lớn nguồn tài nguyên đất và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hút đầu tư.
Năm 2019, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phải ra “tối hậu thư” với dự án này. Trong đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc cụ thể với chủ đầu tư, qua đó, nắm bắt và làm rõ các nguyên nhân chậm tiến độ để có phương hướng xử lý phù hợp.
Mãi đến tháng 7/2020, chủ đầu tư bắt đầu rục rịch triển khai dự án, tiến hành đổ đất, san nền. Tuy nhiên, dù dự án đang giai đoạn san lấp mặt bằng khi vẫn chỉ là đồng cỏ, hồ nước mênh mông nhưng trên hàng loạt trang mạng, diễn đàn về bất động sản hay tại khu vực gần dự án xuất hiện nhiều điểm tư vấn, rầm rộ chào bán sản phẩm biệt thự, nhà phố thương mại shophouse, đất nền liền kề...
Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án này. Theo đó, tổng diện tích đất trong phạm vi thực hiện dự án là hơn 143,3 ha, giảm gần 10,4 ha so với quy hoạch trước đó. Quỹ đất này được đưa ra ngoài phạm vi dự án để bố trí làm đất giao thông đối ngoại…
Trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến vấn đề quy hoạch treo, Bộ Xây dựng cũng thừa nhận đây là hiện tượng làm lãng phí nguồn lực, tác động tiêu cực đến quyền, lợi ích người dân và Nhà nước, gây bức xúc xã hội.
Bộ này cũng khẳng định, quan điểm của Bộ Xây dựng là Nhà nước phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân tại khu vực “quy hoạch treo”.
Về việc quản lý trong thời gian tới, Bộ cho biết sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ với hàng loạt các giải pháp trong đó tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các địa phương trong công tác quản lý, thực hiện quy hoạch để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm như thu hồi các dự án chậm tiến độ theo quy định; xử lý các cán bộ gây ách tắc, làm thiệt hại cho nhà đầu tư, Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dân.
Thuận Phong
Nhức nhối dự án ‘treo’ ôm đất, liên bộ sẽ vào cuộc thanh kiểm tra
Trong các trường hợp cần thiết, Bộ Xây dựng, Bộ TN-MT sẽ phối hợp với UBND cấp tỉnh thanh, kiểm tra các dự án kinh doanh bất động sản bỏ hoang để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc hoặc vi phạm.