Doanh nghiệp tư nhân vẫn “chậm lớn”
Theạosứcbậtchodoanhnghiệptưnhântronggiaiđoạnmớbảng xếp hạng bóng đá tây ban nha la ligao nhóm nghiên cứu của CIEM, ở Việt Nam, chủ trương phát triển kinh tế tư nhân gắn liền với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đã tạo dư địa, không gian và cơ hội kinh doanh cho khu vực kinh tế tư nhân đầu tư nâng cao năng lực. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã tăng đáng kể, đặc biệt trong giai đoạn 2015 - 2020 có hơn 735.000 doanh nghiệp thành lập mới (trung bình 122.500 doanh nghiệp/năm). Trong 9 tháng năm 2021 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng vẫn có 85.483 doanh nghiệp thành lập mới.
Năng lực của khu vực kinh tế tư nhân đã được cải thiện trong thời gian qua. |
Năng lực của khu vực kinh tế tư nhân đã được cải thiện trong thời gian qua. Khu vực kinh tế tư nhân có số lượng chủ thể và quy mô ngày càng lớn, số lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân trong TOP 10, TOP 50, TOP 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tăng qua các năm; trình độ công nghệ, trình độ tổ chức quản lý được cải thiện. Quy mô vốn sản xuất của doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh, từ 6.875 nghìn tỷ đồng (2011) lên 24.024,5 nghìn tỷ đồng (2019), gấp gần 3,5 lần (trong khi doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng hơn 2 lần và doanh nghiệp FDI tăng gần 3,4 lần).
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Thị Luyện, thành viên nhóm nghiên cứu của CIEM cũng nêu rõ năng lực của khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế. Về số lượng thì chưa đạt mục tiêu đề ra, mật độ doanh nghiệp thành lập mới khá thấp. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động là 120 người dân/doanh nghiệp (năm 2020), thấp hơn mức bình quân ASEAN là 80-100 người dân/doanh nghiệp; các nước Nhật Bản, Mỹ, EU là 10-12 người dân/doanh nghiệp. Về quy mô, dù tăng nhưng quy mô vốn sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính trung bình doanh nghiệp hàng năm khá thấp.
Đóng góp vào GDP chủ yếu từ kinh tế cá thể/hộ kinh doanh, khối kinh tế tư nhân chính thức (doanh nghiệp tư nhân) đóng góp chưa đến 10% GDP. Nộp ngân sách còn hạn chế, đặc biệt là khối hộ kinh doanh (chưa đến 2%). Đặc biệt trong đại dịch vừa qua, năng lực sản xuất, năng lực tài chính của phần lớn các chủ thể doanh nghiệp tư nhân bị bào mòn, mất cân đối dòng tiền nghiêm trọng. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm rõ rệt.
Góp ý về những nhận định trong báo cáo, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, những khó khăn của khu vực kinh tế tư nhân không phải chỉ do Covid-19 mà chủ yếu vẫn là do quản trị còn yếu kém, thiếu môi trường để phát triển, vẫn có sự phân biệt đối xử giữa khu vực kinh tế tư nhân với các thành phần. “Sự ‘chậm lớn’ của khu vực kinh tế tư nhân cần được đặt trong sự so sánh với khu vực FDI. Vẫn có sự thiếu nâng đỡ đúng lúc, đúng mức so với khu vực FDI tận dụng được nhiều ưu đãi”, ông Trần Đình Thiên nói.
Cùng với đó, cấu trúc của khu vực kinh tế tư nhân lại không bền vững khi có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, nhưng có rất ít doanh nghiệp cỡ vừa. Cấu trúc như vậy cho thấy doanh nghiệp nhỏ không lớn được, hay không muốn lớn, trong khi thiếu đội ngũ kế cận, kế thừa để phát triển thành nhóm doanh nghiệp tư nhân lớn.
Xử lý tận gốc những vấn đề cũ để tạo sức bật mới
Để nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, nhóm nghiên cứu của CIEM đề xuất giải pháp ngắn hạn trước mắt là thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động bị tác động của đại dịch Covid-19; thực hiện hiệu quả các nghị quyết đã ban hành; điều chỉnh, sửa đổi các điều kiện, thủ tục để tăng khả năng tiếp cận; liên tục đối thoại với doanh nghiệp, người lao động để nắm bắt, tháo gỡ và hỗ trợ kịp thời; thay đổi cách thức tiếp cận các gói hỗ trợ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu đăng ký, thẩm định và thực hiện hỗ trợ.
Đồng thời, các cấp, các địa phương cần thực hiện nhất quán, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch. Hỗ trợ doanh nghiệp giữ chân người lao động; đưa người lao động quay trở lại; ổn định tâm lý người lao động; tháo gỡ khó khăn về dòng tiền và có chính sách tháo gỡ theo đặc thù ngành.
Về dài hạn, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư tư nhân, thúc đẩy các chủ thể kinh tế tư nhân phát triển. Tiếp tục giảm rào cản gia nhập thị trường: Cắt giảm điều kiện kinh doanh, giảm thiểu thủ tục gia nhập thị trường; tăng cường hiệu quả phối hợp, trách nhiệm giải trình giữa các cơ quan liên quan,…
Cùng với đó, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, an toàn kinh doanh. Cải cách thể chế đảm bảo quyền sở hữu, quyền tài sản. Môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng giữa các hình thức pháp lý. Cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, giảm chi phí tuân thủ, chi phí không chính thức. Tạo bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, đặc biệt đất đai, vốn. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân. Thúc đẩy các doanh nghiệp liên kết, kết nối. Tiếp tục cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước và thu hút FDI có lựa chọn.
Theo PGS.TS Lê Xuân Bá, những giải pháp này không hề mới, đã được nhắc đi nhắc lại hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa thực hiện được. Tuy vậy, trong bối cảnh dịch bệnh tác động nặng nề vừa qua là cơ hội quan trọng để chúng ta buộc phải nhìn lại, phải thay đổi, xử lý tận gốc những vấn đề tồn tại lâu nay. Từ đó, doanh nghiệp tư nhân có cơ hội vươn lên, mang lại sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý nên phân biệt rõ những việc gì Nhà nước cần hỗ trợ, nên hỗ trợ, việc gì nên để doanh nghiệp tư nhân tự lực, thị trường điều hướng, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
Năm 2019, quy mô vốn sản xuất kinh doanh trung bình một doanh nghiệp khu vực tư nhân là 37,37 tỷ đồng, bằng 0,84% quy mô vốn trung bình của một doanh nghiệp nhà nước và bằng 9,46% quy mô vốn trung bình của một doanh nghiệp FDI. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn trung bình của một doanh nghiệp khu vực tư nhân là 13 tỷ đồng, bằng 0,83% của doanh nghiệp nhà nước và bằng 7,21% của doanh nghiệp FDI. |