Trao đổi với Chất lượng Việt Namchiều 31/12,ườngquotchỉnênđưagìngườidâncầnbiếlịch bóng đá laliga ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, cho hay ông có nắm được chuyện nhiều loa phường, xã phát vào những giờ người dân còn đang ngủ.
Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hoàng |
Nhiều loa phường, loa xã hay phát các thông tin về việc họp hành, hoạt động... của quan chức địa phương. Theo ông Tô Văn Động, đó là những thông tin mà người dân không cần thiết phải nghe nên không nên phát.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đang gấp rút hoàn thiện quy chế hoạt động của hệ thống phát thanh cơ sở, nhằm tạo khung pháp lý để quản lý những "chiếc loa" này.
Dự kiến trong tháng tới, sở này sẽ tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến đông đảo người dân, báo chí... về những "tật xấu" của loa phường hiện nay và cách khắc phục tình hình.
"Khi tổ chức hội thảo, nhất định chúng tôi sẽ mời các anh tham dự", Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội khẳng định với phóng viên.
Ông Động cũng cho rằng, loa phường vẫn cần thiết vì có nhiều thông tin mà báo chí địa phương không thể đăng tải hết, như chuyện hiếu, hỉ, lịch tiêm chủng... và nhiều nơi vùng sâu, vùng xa, sóng vô tuyến vẫn chưa "phủ" hết, nên loa xã vẫn là phương tiện truyền thông hiệu quả.
Nhưng "loa phường cũng như báo chí, chỉ nên đưa những cái gì mà người dân cần biết", vị giám đốc từng là Chánh văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định.
Bởi vậy, theo ông, hai mục tiêu trước mắt cần tập trung xây dựng quy chế hoạt động của loa phường, loa xã là thời gian và nội dung phát thanh.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết, loa phường đã được đưa vào hoạt động thông tin cơ sở - là 1 trong 16 chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều này cũng có nghĩa, kinh phí nhà nước sẽ được "rót" nhiều cho các hoạt động tuyên truyền của loa phường, loa xã, dưới sự "chỉ huy" của cơ quan mới là Cục Thông tin cơ sở, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Xuân Long - Nguyễn Hưng