Thời gian gần đây,ầnnhnnhậnđngphươngphpdạyhọcmớbảng xếp hạng aff hôm nay đi đâu cũng toàn nghe “tròn, vuông, tam giác”… Ở trên mạng, những đoạn nhạc, bình luận bóng đá, cho đến những clip, tờ đơn, lá thư... cũng được thể hiện bằng các ô vuông, tròn, tam giác, trở thành một trào lưu rất được nhiều người trẻ hưởng ứng. Câu chuyện dạy học theo sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục bị đẩy lên quá mức làm “nóng” dư luận.
Học sinh lớp 1 đã biết đọc, biết viết thành thạo.
Ra đường nghe nơi này, nơi kia vang lên “tròn, vuông, tam giác” thấy cũng… lạ tai! Nhưng suốt ngày mà “tròn, vuông, tam giác” với ý chế giễu, châm chọc thì không nên. Chẳng qua chỉ là sự hiểu lầm về một phương pháp đánh vần… Tai hại ở chỗ, không ít phụ huynh cứ nghĩ tới đây con em họ sẽ phải đánh vần theo kiểu “tròn, vuông, tam giác” đó, rồi lo lắng, hoang mang, tranh cãi loạn cả lên trên các trang mạng xã hội. Nguyên nhân bắt đầu từ một clip đăng trên trang mạng quay cảnh một giáo viên tiểu học hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần theo cuốn Tiếng Việt 1 -Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) của giáo sư Hồ Ngọc Đại. Một câu chuyện giảng dạy theo phương pháp mới tưởng như bình thường, nhưng nó bị đẩy lên quá mức trên các trang mạng xã hội làm “nóng” dư luận.
Có rất nhiều người chưa tìm hiểu rõ về vấn đề đã cho rằng: Đây là cách dạy lạ lùng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp thay đổi chữ viết, sắp chuyển từ “a-bờ-cờ” sang hình vuông, tam giác. Dạy như vậy sẽ mất chữ quốc ngữ truyền thống… Ông Lê Hoàng Thiện, phụ huynh học sinh và cũng là giáo viên Trường Tiểu học Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Xin nói rõ dạy học theo TV1-CNGD sẽ không có chuyện mất chữ quốc ngữ truyền thống. Tôi thấy chương trình học này không có vấn đề gì phải tranh cãi. Con tôi học chương trình này từ năm học 2015-2016, nay con đã học lớp 4. Con đọc chữ lưu loát, viết chính tả đúng và đọc rất chuẩn”. Khi tìm hiểu thực tế 1 tiết dạy TV1-CNGD thì mục đích của việc đếm ô vuông, tam giác chỉ là để đếm tiếng, học cách tách lời nói thành các tiếng, chứ chưa phải học cách đánh vần, học chữ. Học sinh có thể thay thế hình vuông, tam giác bằng các vật khác như nắp chai, que kem hay bất cứ vật dụng nào có được. Học sinh chỉ học nội dung này ở những tuần đầu khi mới vào chương trình học lớp 1, sau đó sẽ chuyển sang học âm, chữ như bình thường. Như vậy, sẽ không có chuyện dạy đếm hình thay các chữ cái truyền thống. Việc học này chỉ diễn ra giai đoạn đầu nhằm học cách đếm, tách tiếng.
Dư luận xã hội (thông qua mạng xã hội) ngày càng “phản ứng nhanh” với những điều khác biệt. Tuy nhiên, đáng buồn là không phải phản ứng nào cũng dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học hoặc lý luận thực tiễn mà nhiều khi chỉ phản ứng vì nó không giống với những cái quen thuộc. Dư luận, phụ huynh học sinh lên tiếng vì cho rằng “lạ”, học sao không giống mình ngày xưa. Học vậy sao biết chữ mà không tìm hiểu để biết rằng cái mà họ cho là thay đổi ấy thực chất đã tồn tại hàng chục năm”.
Ông Bùi Đức Quang, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Bắt tay vào thực dạy TV1-CNGD từ năm 2015-2016, chúng tôi thấy các trường đăng ký thực hiện chương trình này dạy rất hiệu quả, có chất lượng. Học sinh đọc thông, viết thạo, phát âm chuẩn. Việc các bậc phụ huynh xem trên mạng rồi lo lắng thời gian gần đây là do chưa tìm hiểu kỹ, chưa xem hết 1 tiết dạy của giáo viên mà chỉ xem 1 phần. Nếu phụ huynh bình tĩnh quan sát, đánh giá sau quá trình học của các em sẽ biết ngay. Có những em sau khi học xong chương trình lớp 1, lên lớp 2 không chỉ đọc tốt, viết tốt mà phát huy được năng khiếu khi trở thành những học trò nhí dẫn chương trình cho trường hay đọc cả chương trình phát thanh măng non nữa”.
Câu chuyện TV1-CNGD mà dư luận phản ứng gần đây không phải là câu chuyện mới mà trước đây Mô hình trường học mới (VNEN), chương trình phổ thông mới, sách giáo khoa mới, cách đánh giá mới theo Thông tư 22… khi mới bắt tay vào thực hiện cũng nhận được không ít sự phản ứng từ dư luận, phê phán, chê bai. Đến khi thấy kết quả sau quá trình thực hiện, họ lại gật gù biểu dương vì giảm tải cho trẻ, giảm áp lực học hành…
Việc mọi người quan tâm đến những đổi mới trong lĩnh vực giáo dục là một việc đáng mừng. Vì sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Người dân lo toan đến giáo dục là quan tâm, lo đến tương lai đất nước. Thế nhưng, cần phải thật tỉnh táo nhận diện, phân biệt đâu là những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, khoa học, vì lợi ích để có những đóng góp giúp giáo dục phát triển lên tầm cao.
Bài, ảnh: CAO OANH
顶: 61346踩: 68
【bảng xếp hạng aff hôm nay】Cần nhìn nhận đúng phương pháp dạy học mới
人参与 | 时间:2025-01-10 19:57:51
相关文章
- Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- Võ sĩ Trần Ngọc Lượng thắng knock
- Indonesia phủ nhận nhập tịch cựu cầu thủ Inter Milan
- 8 đội tham dự giải Futsal HDBank Cúp Quốc gia 2024
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- Sai lầm liên tục, Man City bị cầm hòa khó tin
- Cầu thủ Indonesia họp kín, không mời HLV Shin Tae
- Tại sao tuyển Việt Nam tới Hàn Quốc chưa đầy 6 tiếng đã phải tập luyện?
- Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- Nữ bác sĩ 'ngày chữa bệnh, đêm đánh người nhập viện' gây sốt cõi mạng Trung Quốc
评论专区