搜索

【kq trận bồ đào nha】Giải trình, làm rõ một số vấn đề trong dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi)

发表于 2025-01-26 07:41:14 来源:Empire777

giai trinh lam ro mot so van de trong du thao luat hai quan sua doi

Phó Tổng cục trưởng TCHQ Vũ Ngọc Anh chủ trì buổi họp.

Trước ý kiến góp ý của các thành viên Chính phủ, bên cạnh những nội dung tiếp thu và chỉnh lý, Ban soạn thảo Luật Hải quan (sửa đổi) đã phân tích kỹ những nội dung sẽ giữ nguyên tại dự thảo Luật.

Xác định xuất xứ hàng hóa

Dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) đã nhận được 24 ý kiến góp ý của các thành viên Chính phủ

Những nội dung đã được Ban soạn thảo Luật Hải quan (sửa đổi) tiếp thu như góp ý của Bộ Ngoại giao về hoạt động hợp tác quốc tế về Hải quan. Ý kiến của Bộ Công an về phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

Một số nội dung được Ban soạn thảo tiếp thu và chỉnh lý như: Góp ý của Bộ Công an về địa bàn hoạt động hải quan và thẩm quyền của cơ quan Hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Góp ý của Bộ Công Thương về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất và kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa mua bán, trao đổi cư dân biên giới; Góp ý của Ngân hàng Nhà nước về quy định miễn khai, miễn kiểm tra hải quan; Kiểm tra, giám sát hải quan đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam, vàng, kim khí quý, đá quý của người xuất cảnh, nhập cảnh.

Góp ý về quy định xác định xuất xứ hàng hóa (Điều 27 dự thảo Luật), Bộ Công Thương đề nghị bỏ cụm từ “… chính sách quản lý đối với hàng hóa” ở cuối Khoản 3 vì việc xác minh xuất xứ chỉ có ý nghĩa trong việc xác định hàng hóa có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không, chứ không sử dụng để quyết định chính sách quản lý đối với hàng hóa.

Trước góp ý này, Ban soạn thảo cho rằng, việc xác định xuất xứ hàng hóa không chỉ nhằm mục đích làm căn cứ xác định các ưu đãi về thuế mà còn là cơ sở để cơ quan Hải quan thực hiện các quy định pháp luật về quản lý đối với hàng hóa XNK như quy định pháp luật về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, quy định về việc xác định hàng hóa có được NK hay không (như đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng NK từ Trung Quốc theo Thông báo 2527/TB-BKHCN ngày 6-9-2012)… Do đó, Ban soạn thảo đề nghị giữ nguyên như dự thảo.

Bên cạnh đó, cũng tại quy định về xác định xuất xứ hàng hóa, Bộ Công Thương đề nghị dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng bổ sung chữ “nhập khẩu” tại Khoản 4 Điều 27, để tránh chồng chéo về thẩm quyền kiểm tra, xác định xuất xứ đối với hàng hóa XK của Bộ Công Thương. Cụ thể, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác định xuất xứ đối với hàng hóa NK.

Theo Ban soạn thảo, cơ quan Hải quan có nhiệm vụ kiểm tra, xác định xuất xứ đối với hàng hóa XK nhằm ngăn ngừa tình trạng hàng hóa NK vào Việt Nam, giả mạo xuất xứ Việt Nam để XK sang nước thứ ba. Nhiệm vụ này không trùng với nhiệm vụ của Bộ Công Thương về việc kiểm tra, xác minh xuất xứ để cấp giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa XK. Do vậy, Ban soạn thảo sẽ giữ nguyên nội dung này như trong dự thảo.

Miễn khai, miễn kiểm tra hải quan

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, Điều 50 và Điều 57 dự thảo Luật Hải quan có quy định về việc miễn khai, miễn kiểm tra hải quan đối với hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng và hành lý, phương tiện vận tải của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Tuy nhiên, trên thực tế và theo quy định hiện hành, đối với một số hàng hóa đặc biệt như tiền, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ in, đúc tiền của NHNN… đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận không phải thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa phục vụ các yêu cầu an ninh, quốc phòng. Quy định này đảm bảo sự an toàn, bảo mật cho hàng hóa đặc biệt này.

Mặt khác, ngày 22-5-2013, NHNN đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc thủ tục hải quan đối với vàng NK của NHNN, theo đó NHNN đã kiến nghị bổ sung việc miễn khai, miễn kiểm tra hải quan đối với chuyến hàng đặc biệt là vàng NK của NHNN vào dự án Luật Hải quan.

Trước góp ý này, Ban soạn thảo Luật Hải quan (sửa đổi) cho rằng, quy định về miễn khai và miễn kiểm tra hải quan chỉ áp dụng đối với hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng có yêu cầu bảo mật đặc biệt theo các văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an. Điều 57 dự thảo quy định về chế độ miễn khai, miễn kiểm tra hải quan đối với hàng hóa của các đối tượng ưu đãi miễn trừ ngoại giao để phù hợp với Công ước Viên.

Đối với vàng và một số mặt hàng NK đặc biệt của NHNN, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu quy định trong bộ tiêu chí quản lý rủi ro để đảm bảo nguyên tắc “hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan” quy định tại Điều 16 dự thảo Luật. Vì vậy, sẽ giữ nguyên như dự thảo Luật.

Trách nhiệm của thương nhân

Góp ý về Điều 60 dự thảo Luật quy định về trách nhiệm của thương nhân gia công, sản xuất hàng hóa XK, Bộ Công Thương đề nghị bỏ quy định điều kiện “phải có cơ sở sản xuất hàng hóa XK theo quy định của pháp luật” tại Khoản 1 Điều này thay bằng quy định “Thông báo tên thương nhân trực tiếp gia công, sản xuất và địa điểm, cơ sở sản xuất gia công, sản xuất hàng XK theo hợp đồng gia công”.

Theo Bộ Công Thương, quy định như dự thảo không phù hợp với phạm vi của Luật Hải quan. Quy định này là điều kiện kinh doanh đối với thương nhân, không phải chỉ là trách nhiệm như tên Điều đã xác định. Trong khi đó, Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn hiện hành không quy định điều kiện thương nhân gia công, sản xuất hàng XK phải có cơ sở sản xuất. Việc chỉ có thương nhân có cơ sở sản xuất mới được gia công, sản xuất hàng XK sẽ hạn chế loại hình kinh doanh đang được khuyến khích này.

Giải trình vấn đề này, Ban soạn thảo cho rằng, hoạt động gia công, sản xuất XK hiện được hưởng nhiều ưu đãi (miễn thuế đối với hàng gia công, hưởng thời hạn ân hạn thuế 275 ngày, hoàn thuế khi XK sản phẩm đối với nguyên liệu sản xuất XK). Do đó, để tăng cường quản lý hoạt động gia công, sản xuất XK, tránh tình trạng DN không có cơ sở sản xuất lợi dụng các ưu đãi nhập nguyên liệu về tiêu thụ nội địa thì cần phải quy định DN phải có cơ sở sản xuất thuộc sở hữu của DN hoặc DN đi thuê. Luật Quản lý thuế sửa đổi đã quy định, chỉ DN có cơ sở sản xuất mới được NK hàng hóa để sản xuất hàng XK ân hạn thuế 275 ngày. Do vậy, để đảm bảo tính thống nhất, nội dung này sẽ giữ nguyên như dự thảo.

Trị giá hải quan

NHNN cho rằng, dự thảo Luật xem lại tính cần thiết của quy định về tỷ giá tính thuế tại Khoản 4 Điều 88 dự thảo Luật về trị giá hải quan vì nội dung này đã được quy định tại Luật thuế XNK.

Phân tích nội dung này, Ban soạn thảo cho rằng, Điều 9 Luật thuế XNK quy định về tỷ giá tính thuế: “Tỷ giá tính thuế là tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm tính thuế”.

Quy định này chưa phù hợp để thực hiện thủ tục hải quan điện tử, theo đó, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai hải quan điện tử 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm các ngày Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, tết. Các ngày này, NHNN không công bố tỷ giá. Do đó, không có tỷ giá để làm cơ sở tính thuế. Mặt khác, Luật thuế XNK chưa có trong chương trình xây dựng Luật Pháp lệnh năm 2014, vì vậy, quy định như dự thảo để nhằm giải quyết vướng mắc nêu trên, do đó, đề nghị giữ như trong dự thảo.

Thu Trang.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kq trận bồ đào nha】Giải trình, làm rõ một số vấn đề trong dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi),Empire777   sitemap

回顶部