【kèo uzbekistan】Cần chính sách triển khai phù hợp phát triển kinh tế số
Chưa có chiến lược chuyển đổi số quốc gia
Nền kinh tế số là nền kinh tế mà tất cả các lĩnh vực kinh tế dựa vào hoặc sử dụng mạng và nền tảng công nghệ số và thông minh,ầnchínhsáchtriểnkhaiphùhợppháttriểnkinhtếsốkèo uzbekistan có ý nghĩa đặc biệt to lớn với mọi quốc gia vì giúp gia tăng GDP với tỷ lệ và mức độ vượt trội. Do đó, sự chuyển đổi kinh tế số hiện đang là yếu tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, là nền tảng để tăng năng suất cho các ngành nghề kinh tế khác, cũng như tạo ra các cơ hội đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp (DN) và phương thức tiếp cận thị trường mới.
Bằng việc ban hành các văn bản như Nghị quyết 36A về Chính phủ điện tử; Chỉ thị 16 về phát triển Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0; Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cùng hàng loạt các chỉ đạo xung quanh các chủ đề này... Chính phủ đã thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc nhận biết cơ hội, giá trị và thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, hình thành các Smartcity (thành phố thông minh) tại Việt Nam (vừa có giá trị về quản lý đô thị vừa thúc đẩy phát triển kinh tế số), tạo các cơ hội và tiền đề nắm bắt CMCN 4.0.
Do đó, đây thật sự là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và của Chính phủ. Tuy nhiên, theo ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (một trong 4 ban thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ), quá trình hình thành nền kinh tế số cũng như phát triển các Smartcity ở Việt Nam, quá trình khuyến khích đổi mới sáng tạo để thúc đẩy sự chuyển dịch của nền kinh tế còn nhiều thách thức, chưa hội tụ các điều kiện thuận lợi cần thiết.
Trong đó, đáng chú ý nhất chính là thực tế chưa có chiến lược chuyển đổi số quốc gia nên các chính sách triển khai còn thiếu vắng hoặc không đồng nhất với chủ trương lớn này. Cụ thể là DN CNTT vẫn gặp sự phân biệt giữa DN nhà nước và tư nhân tại Nghị quyết 36A/NQ-CP về Chính phủ điện tử; gặp khó khăn về quy trình, thủ tục và cách thức định giá sản phẩm CNTT tại Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn nhân sách nhà nước...
“Các DN ngành CNTT hiện đã đề nghị Chính phủ đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các dự án CNTT sử dụng vốn ngân sách để thu hút nguồn lực khu vực tư nhân vào phát triển kinh tế số. Đồng thời, rà soát và ban hành các chính sách, quy định pháp lý để đẩy mạnh các yếu tố số trong hoạt động xã hội - kinh tế như: Cấm, hạn chế sử dụng tiền mặt trong hoạt động của một số ngành; tăng cường lĩnh vực chấp nhận hợp đồng điện tử và chữ ký số; sử dụng chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích các DN trong phần đầu tư vào tăng cường số hoá, tin học hoá trong hoạt động...”, ông Trương Gia Bình cho biết.
Thiếu chính sách cụ thể khuyến khích DN phát triển kinh tế số
Vấn đề đáng chú ý thứ hai, theo ông Trương Gia Bình, đó là chính sách cho các DN vận hành mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là các DN phát triển kinh tế số cần tiếp tục hoàn thiện cụ thể hơn do hiện tại vẫn chưa có chính sách cụ thể để khuyến khích các DN lĩnh vực CNTT đầu tư, phát triển kinh tế số.
Trong khi đó, với các DN khởi nghiệp công nghệ (Startup), tuy có chủ trương mạnh mẽ để tạo điều kiện phát triển nhưng khung pháp lý lại chưa hình thành để tạo thuận lợi cho hoạt động. Vấn đề thương mại hóa các sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo từ ứng dụng CNTT đang gặp nhiều khó khăn. Lý do là các loại hình sản phẩm, dịch vụ này đều rất mới, lần đầu xuất hiện trên thị trường và phải chờ đợi rất lâu để được cấp phép nên làm lỡ cơ hội kinh doanh của nhiều DN.
Bên cạnh đó, môi trường chính sách và khung pháp lý hiện hành còn nhiều điểm gây khó khăn cho DN mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh. Chính sách thuế với DN trong nước và nước ngoài cung cấp dịch vụ số tại Việt Nam đang có bất cập như các đơn vị cung cấp dịch vụ qua biên giới như Google, Facebook, Grab... chỉ phải trả thuế nhà thầu là 5% nhưng DN Việt Nam cung cấp dịch vụ tương tự không những phải trả thuế VAT, thuế người dùng mà còn phải trả 25% thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Điều này dẫn đến tình trạng DN Việt mở công ty ở ngoài Việt Nam để tối ưu thuế. Do đó, Nhà nước cần ban hành chính sách thuế ngang bằng giữa các DN trong nước và nước ngoài để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.
“Ngoài ra, hiện tượng độc quyền trong ngành viễn thông, truyền hình vẫn tồn tại do các chính sách, quy định của nhà nước. Do vậy, Chính phủ cũng cần thực hiện các biện pháp giảm tình trạng trạng độc quyền này nhằm hỗ trợ các DN có môi trường kinh doanh lành mạnh”, ông Trương Gia Bình nêu kiến nghị.
Để phát triển kinh tế số, ông Bình cho rằng cần xây dựng chính sách thương mại hóa rõ ràng để DN khởi nghiệp chủ động được phương án sản xuất và kinh doanh ngay từ những ngày đầu thành lập, nhằm giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc xin các giấy phép/cấp các giấy phép mới. Đặc biệt, cần xác định các nhóm sản phẩm chiến lược từ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo nhằm cụ thể hóa các quy định ưu tiên cho các sản phẩm này và phát huy lợi thế sáng tạo của các DN khởi nghiệp Việt Nam./.
Đỗ Doãn