【bảng xếp hạng verona gặp empoli】Không để đứt gãy chuỗi cung ứng, chặn giá cả leo thang
Đảm bảo nguồn cung ứng và tiêu thụ nông sản,ôngđểđứtgãychuỗicungứngchặngiácảbảng xếp hạng verona gặp empoli thực phẩm
Dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Việc lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả thị trường.
Thời gian qua, với vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính đã kịp thời tham mưu triển khai công tác quản lý, điều hành giá trên quan điểm thận trọng, đảm bảo hài hòa các mục tiêu chung. Các bộ, ngành theo chức năng của mình đã nhanh chóng vào cuộc, "giữ nhịp" trong đảm bảo nguồn cung hàng hóa, hạn chế thấp nhất việc thiếu hàng, sốt giá ở những địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Bộ Công thương đã chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch; phối hợp với các địa phương giải quyết các khó khăn vướng mắc của các địa phương, doanh nghiệp… trong việc vận chuyển lưu thông hàng hoá (đặc biệt là nông sản) tại các địa bàn bị phong toả và có dịch.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, phân phối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông sản (đặc biệt là các loại nông sản có sản lượng lớn khi vào vụ thu hoạch) trong điều kiện dịch Covid-19. Đồng thời chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực - thực phẩm trong nước và phục vụ xuất khẩu trước tác động của dịch bệnh Covid-19.
Cùng với đó là sự chung tay, vào cuộc quyết liệt của các Bộ: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng... và các địa phương trong việc triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm lưu thông thông suốt, cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, cung cấp đầy đủ hàng hóa phục vụ người dân tại các vùng dịch.
Nhờ đó, đã không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại các địa phương chịu tác động của dịch bệnh.
Tại thị trường Hà Nội, trong suốt thời điểm thực hiện giãn cách, giá cả tại các siêu thị vẫn ổn định, nguồn cung dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân.
Phải tổ chức lại chuỗi cung ứng bán lẻ
Dư luận gần đây lo lắng khi chi phí vận tải đường biển tăng cao, sẽ tạo chi phí đẩy, làm tăng chỉ số giá tiêu dùng.
Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải nhận được kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp cảng biển kiến nghị điều chỉnh tăng giá dịch vụ bốc dỡ container tại các khu vực theo lộ trình 10%/năm, thời gian điều chỉnh trong 3 năm. Hiện Bộ Giao thông vận tải đã triển khai các buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị để đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng giá; trên cơ sở đó sẽ tiến hành sửa đổi Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT tại thời điểm phù hợp.
Bộ Công thương cũng đã có công văn gửi một số hiệp hội, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ cảng biển, logistics đề nghị xem xét giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi.
Trên thực tế, vừa qua việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và phòng, chống dịch bệnh đã khiến một số doanh nghiệp phải tạm thời cắt giảm quy mô sản xuất, dẫn đến ùn ứ container nhập khẩu, thời gian lưu kho, lưu bãi tăng lên và làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Nếu không xử lý vấn đề này, việc tăng chi phí vận tải sẽ tạo chi phí đẩy, gây áp lực cho lạm phát không chỉ năm nay mà còn cả năm 2022.
Nhiều ý kiến cho rằng, thời quan qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc rất nhanh, cùng với vai trò điều phối chung liên ngành từ Chính phủ, nên đã đảm bảo lưu thông thị trường, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, người dân không thiếu thực phẩm thiết yếu hoặc phải mua với giá đắt.
Theo chuyên gia kinh tế PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, trong trước mắt và lâu dài, cần tổ chức lại chuỗi cung ứng bán lẻ. Trước mắt, để đảm bảo phòng chống dịch, mà vẫn phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, các đơn vị bán lẻ có thể phối hợp với đơn vị vận chuyển, chính quyền để tổ chức thật tốt việc bán hàng lưu động và online, đơn đặt hàng theo hộ gia đình.
Cùng với đó, cần tăng cường thanh, kiểm tra để ngăn chặn tình trạng đầu cơ hàng thiết yếu. Thực tế tại một số siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ở thời điểm cung lớn hơn cầu, đã có hiện tượng người mua hàng với số lượng nhiều, nhất là lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị rồi đưa ra ngoài bán lại với giá cao. Điều này làm ảnh hưởng đến thị trường, giá cả trên địa bàn thành phố.
Do yếu tố dịch bệnh, tại một số địa phương, cục quản lý thị trường đã cung cấp số điện thoại đường dây nóng, để tiếp nhận, xử lý và ngăn chặn kịp thời tình trạng đầu cơ, tăng giá. Đây cũng là kinh nghiệm, cách làm hay, nhiều địa phương cần tham khảo.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, chúng ta không cần quá lo lắng vào con số chỉ tiêu lạm phát, bởi chắc chắn sẽ kiểm soát theo mục tiêu đề ra. Trong trước mắt, điều cần quan tâm đó là cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, tránh để hàng hóa tăng cao, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân./.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)Minh Anh
相关推荐
- Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- PM welcomes newly
- Việt Nam makes wholehearted contributions to ASEAN: Ambassador
- Việt Nam values historical values in relations with Cambodia: Top leader
- Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- Top leader visits embassy, meets with Vietnamese community in Mongolia
- More than 3,700 prisoners granted amnesty
- Việt Nam's top leader attends 19th Francophonie Summit in France