Bất động sản online - “cứu cánh” trong mùa dịch | |
Cho người nước ngoài sở hữu bất động sản du lịch: Nên hay không?ềudưđịachothịtrườngbấtđộngsảntrongđạidịnhận định west ham vs chelsea | |
Khoảng 15% sàn giao dịch bất động sản vẫn đang đóng cửa | |
Thị trường bất động sản: Ứng dụng công nghệ để Xanh hơn | |
Vị trí đắc địa khiến bất động sản hạng sang “miễn dịch” với biến động của thị trường | |
Đi tìm điểm tựa cho thị trường bất động sản Đà Nẵng | |
Thị trường bất động sản đang từng bước khôi phục | |
Đại dịch gây khó - Doanh nghiệp “ló khôn” - Bài 1: “Hơi ấm" thị trường nội địa |
Phân khúc vẫn sống tốt trong mùa dịch chính là căn hộ. Ảnh T.D |
Đối mặt nhiều khó khăn
Dịch Covid-19 tái bùng phát lần thứ hai đang tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới thị trường bất động sản. Thống kê từ Cục Quản lý thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho thấy, trong 7 tháng năm 2020, có 927 doanh nghiệp (DN) kinh doanh bất động sản tạm dừng kinh doanh. Ảnh hưởng của dịch bệnh cũng khiến nhiều DN địa ốc chỉ giữ lại khoảng 50% nhân viên để duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, có khoảng 80% sàn giao dịch bất động sản đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch; nhiều cá nhân môi giới thất nghiệp.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng khi dịch bệnh Covid-19 đợt đầu được kiểm soát tại Việt Nam, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, dự báo thị trường còn khó khăn trong những quý tiếp theo trong năm 2020 khi dịch tái bùng phát vào cuối tháng 7 vừa qua, các DN bất động sản phải tạm ngưng dự án cũng như triển khai các kế hoạch khác.
Nghiên cứu của Savills Việt Nam cho thấy, khi thị trường đi xuống, đa số các nhà phát triển bất động sản đều thận trọng do tâm lý không chắc chắn về thị trường. Còn các nhóm hay cá nhân đầu tư sẽ e dè do việc mua bán tài sản hay dự án đều phải cần một nguồn vốn lớn. Cũng có không ít chủ đầu tư phải bán tháo bớt tài sản và các danh mục đầu tư do thua lỗ trong kinh doanh. Thực tế, cho thấy một số phân khúc bất động sản ở một số khu vực đang gặp những khó khăn thực sự như nhà phố, mặt bằng cho thuê…
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tình trạng khó khăn của nền kinh tế hiện nay cũng chính là một cơ hội để cho thị trường bất động sản bước sang một giai đoạn phát triển mới lành mạnh hơn và vững chắc hơn. Xét về dài hạn rõ ràng bất động sản Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển lớn và thu hút được rất nhiều dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư quốc tế. Do đó, bất động sản vẫn được xem là một kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều DN.
Nhiều cơ hội đầu tư
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, thị trường bất động sản còn nhiều dư địa để phát triển. Khó khăn do ảnh hưởng của dịch là có, nhưng vị chuyên gia này khẳng định, cơ hội đầu tư vào bất động sản đang hiện hữu rõ nét trên thị trường địa ốc. Ngay ở thời điểm này, các nhà đầu tư rất quan tâm, tìm kiếm cơ hội đầu tư với bất động sản. Trước sự khủng hoảng, các nhà đầu tư có những thương vụ 300 – 400 triệu USD, họ quyết tâm thực hiện vì họ nghĩ câu chuyện làm bất động sản Việt Nam phải trải qua nhiều năm. Còn đối với nhà đầu tư trong nước, họ cũng đang đi tìm cơ hội đầu tư vì họ biết rằng khó khăn của người này là cơ hội của người khác. Hiện tại, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore sẵn sàng tham gia vào thị trường Việt Nam.
Theo phân tích của một số đơn vị sàn giao dịch, phân khúc vẫn sống tốt trong mùa dịch chính là căn hộ. Rất nhiều dự án căn hộ chào bán trước dịch đều bán rất tốt, thậm chí còn cháy hàng. Ngay trong tâm dịch, việc tìm kiếm sản phẩm chung cư rao bán tại các thành phố lớn cũng là rất khó do thị trường không có sản phẩm mới. Hiện nay, nhu cầu sang nhượng căn hộ thứ cấp vẫn diễn ra bình thường và ghi nhận chung là không hề có việc hạ giá…
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cũng khẳng định, về bản chất, thị trường bất động sản hiện nay không xấu, khó khăn của năm 2020 sẽ góp phần thanh lọc thị trường, là tiền đề giúp các năm tiếp theo phát triển bền vững. Những sản phẩm bất động sản đủ pháp lý, có chất lượng, phù hợp với lựa chọn của nhà đầu tư, người mua ở thực vẫn được tiêu thụ.
Do đó, các DN, nhà đầu tư cần có kế hoạch để làm sao tiếp tục hoạt động kinh doanh và bước qua khỏi khủng hoảng. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho biết, sau giai đoạn 1, nhiều DN vẫn có nguồn lực được chuẩn bị từ trước nên sau khi thiết lập trạng thái bình thường mới, các sản phẩm vẫn được đưa ra thị trường và được hấp thụ tốt. Đối với Đại Phúc Land, chúng tôi đã có chuẩn bị và đưa ra kịch bản ứng phó xác định sống chung với dịch bệnh từ 6-12 tháng và có lộ trình để hồi phục sau đó. Vì vậy, giai đoạn này là giai đoạn củng cố, chuẩn bị từ nguồn lực, tổ chức bộ máy cho đến chuẩn bị sản phẩm để đón đầu cơ hội khi thị trường hồi phục.