您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bdkqy】Tăng NSLĐ quốc gia: Cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 正文

【bdkqy】Tăng NSLĐ quốc gia: Cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

时间:2025-02-04 01:34:08 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

NSLĐ Việt Nam tiếp tục được cải thiệnTrong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, c bdkqy

NSLĐ Việt Nam tiếp tục được cải thiện

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt,ăngNSLĐquốcgiaCầnchútrọngnângcaochấtlượngnguồnnhânlựbdkqy cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và từng doanh nghiệp, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam, NSLĐ xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định trong Luật Thống kê), được tính bằng GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Cách tính này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN.

Cụ thể, với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động); tính theo giá so sánh, tăng 6% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016-2018, NSLĐ tăng 5,77%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tính chung giai đoạn 2011-2018, NSLĐ tăng bình quân 4,88%/năm.

Có thể nói, NSLĐ ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nếu như trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP bình quân đạt 5,91%/năm, trong đó lao động tăng 1,5%/năm; tăng NSLĐ đạt 4,35%/năm, thì trong 3 năm 2016-2018, mặc dù lao động chỉ tăng 0,88%/năm nhưng NSLĐ đạt tốc độ tăng bình quân 5,77%/năm, cao hơn giai đoạn trước 1,42 điểm phần trăm nên GDP tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 6,7%/năm.

Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của nhiều nước trong khu vực. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn.

Ảnh minh họa