【kqbd bologna】Thị trường rau sạch

Thị trường rau sạch - Kiểm soát từ vùng nguyên liệu
Sẽ cấp mã vạch cho từng sản phẩm rau sạch Ảnh: Hà Ninh

Mất niềm tin từ rau sạch

Mới đây,ịtrườngrausạkqbd bologna xảy ra việc “rau chợ” đi vào siêu thị để thành “rau sạch” của Công ty TNHH sản xuất và chế biến rau an toàn Ba Chữ, thêm một lần niềm tin của người tiêu dùng bị đánh đổ.

Thời gian gần đây, tại Hà Nội xuất hiện tình trạng một số sản phẩm mạo danh rau sạch Mộc Châu. Cụ thể, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (NLTS) Hà Nội đã phát hiện sản phẩm cà chua sạch BigGreen mạo danh rau sạch Mộc Châu. Ông Phạm Thế Cường - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng NLTS Sơn La - khẳng định, sản phẩm này không nằm trong chuỗi sản xuất an toàn mà được thu mua từ bên ngoài.

Theo ông Cường, sản phẩm NLTS của Sơn La, đặc biệt từ Mộc Châu đưa về Hà Nội rất lớn nhưng chỉ kiểm soát được 20%, còn lại 80% bán trôi nổi bên ngoài.

Rau, củ, quả sạch của Hòa Bình cũng được tiêu thụ phổ biến và khá nhiều trên thị trường Hà Nội. Nhưng “sản phẩm sạch được kiểm soát chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng tiêu thụ”, ông Nguyễn Hữu Tài - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng NLTS Hòa Bình - nhìn nhận.

Theo số liệu khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), có tới 73% người bán rau tại Hà Nội không thể phân biệt được rau an toàn và rau bẩn, tỷ lệ này ở người mua lên tới 95%.

Ông Trương Trung Dũng - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội - cho rằng, hiện vẫn chưa có cơ chế quản lý và kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc và quy trình sản xuất, tiêu thụ của các cửa hàng rau an toàn. Lợi dụng điều này, nhiều cửa hàng rau an toàn đã "trà trộn" rau không bảo đảm tiêu chuẩn với rau an toàn.

Siết chặt quản lý

PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Viện Thương mại kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế quốc dân) - chia sẻ, trên thực tế, số lượng cửa hàng nhận là bán rau an toàn lên đến hàng nghìn điểm bán và đang tăng lên nhanh chóng. Thực tế này đồng nghĩa với việc, có không ít cửa hàng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh rau an toàn vẫn đang tồn tại, mà nguyên nhân là do cơ chế quản lý của cơ quan liên ngành thiếu chặt chẽ.

Thời gian tới, Bộ NN &PTNT sẽ triển khai chương trình chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn, kết hợp triển khai kiểm nghiệm nhanh tại các chợ đầu mối, các cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Để kiểm soát chặt rau an toàn, ông Huỳnh Quang Đấu - Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho rằng, phải kiểm soát từ vùng nguyên liệu, quản lý thuốc bảo vệ thực vật và những hóa chất sử dụng trong trồng rau. Vấn đề này rất quan trọng, nếu như người nông dân không ý thức được vùng nguyên liệu sạch, thì khi chế biến rất dễ mang những chất ô nhiễm vào thực phẩm.

Đồng thời, đề nghị các siêu thị, các cửa hàng rau an toàn phải mua sản phẩm tại các vùng rau sạch đã được quy hoạch để bán, bảo đảm cam kết chất lượng sản phẩm.

Ông Đấu nhấn mạnh, để bảo đảm an toàn thực phẩm trên từng sản phẩm, Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Bộ Y tế nên kết hợp cấp mã code (mã vạch) cho vùng sản xuất nguyên liệu là vùng sạch và mã cho từng sản phẩm. Dựa theo mã vạch (mã vùng, mã ruộng, ngày đóng gói), có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau an toàn tới từng ruộng sản xuất.

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - cho biết, thời gian tới, Bộ NN & PTNT sẽ kiểm tra, phân loại 100% cơ sở sản xuất - kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm NLTS chủ lực (gồm trà, rau, gạo, thịt, thủy sản nuôi) và công khai kết quả phân loại trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, doanh nghiệp biết.

Cúp C2
上一篇:Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
下一篇:Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia