Từ ngày 10-10-2013,ảlươngthấphơnmứclươngtốithiểusẽbịphạttriệuđồdự đoán trận mu ngày Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực thi hành, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ bị xử phạt nặng.
Cụ thể, sẽ phạt tiền đến 75 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 3 tháng đối với doanh nghiệp trả lương cho người thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Ngoài ra, việc trả lương không đúng thời hạn, thấp hơn mức quy định tại thang bảng lương đã đăng ký sẽ bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với trước là 10 triệu.
Cũng theo nghị định này, hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá 4 tiếng/ngày bình thường, quá 12 giờ/ngày khi làm thêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần, mức phạt sẽ lên đến 50 triệu, trước đây mức cao nhất cho hành vi trên chỉ 20 triệu; hình phạt bổ sung cho hành vi này là đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng. Hành vi buộc người làm thêm mà không được sự đồng ý, hoặc quy định làm việc giờ bình thường quá 8 tiếng/ngày sẽ bị phạt từ 20 - 25 triệu; Trường hợp người không được bố trí nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết theo đúng quy định, mức phạt cao nhất là 15 triệu.
Bên cạnh đó, nếu người sử dụng lao động giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình sẽ bị phạt đến 7 triệu đồng. Trường hợp, người sử dụng lao động nếu không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc hoặc không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc thôi việc đúng thời hạn về nơi cư trú sẽ bị phạt cảnh cáo; đồng thời phải trả đủ tiền tàu xe đi đường, giấy tờ tùy thân cho người giúp việc.
Thêm vào đó, nếu đưa người lao động ra nước ngoài làm việc nhưng không đăng ký hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng nhận lao động thực tập hoặc đã đăng ký nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận sẽ bị phạt từ 150 - 180 triệu đồng (trước đây chỉ từ 10 - 15 triệu đồng).
TH