搜索

【bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia nhật】Còn vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm khoản nợ xấu là bất động sản

发表于 2025-01-25 20:06:29 来源:Empire777

Nhiều vướng mắc khiến nợ xấu chưa được xử lý

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng,ònvướngmắctrongxửlýtàisảnbảođảmkhoảnnợxấulàbấtđộngsảbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia nhật thời gian qua, việc xử lý tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu tín dụng là bất động sản và việc chuyển nhượng dự án bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại còn nhiều vướng mắc.

dự-án-Sài-Gòn-One-Tower.jpg
Đến nay, VAMC vẫn chưa xử lý xong nợ xấu của dự án Sài Gòn One Tower. Ảnh: TL

Nói về những vướng mắc HoREA cho biết, đối với bất động sản, dự án bất động sản được giao đất, cho thuê đất có thời hạn, Luật Đất đai 2013 chỉ quy định một cách tính thời hạn sử dụng đất là thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đại diện HoREA cho rằng, thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định giao đất, cho thuê đất là chưa hợp tình hợp lý, mà nên tính từ thời điểm hoàn thành xây dựng đưa dự án vào sử dụng, hoặc đủ điều kiện để huy động vốn.

Bên cạnh đó, còn một số bất cập trong khâu thẩm định giá, thẩm định giá tài sản bảo đảm là bất động sản. Trong điều kiện thị trường bất động sản bình thường, đối với đa số người có tài sản thế chấp thường được ngân hàng nhận thế chấp định giá bằng khoảng 60% giá trị thật và được cho vay bằng khoảng 60% giá trị tài sản được định giá.

Trong điều kiện thị trường bất động sản bị khủng hoảng, tài sản thế chấp chỉ được định giá bằng khoảng 45 - 50% giá trị; khoản cho vay bằng 60% giá trị tài sản được định giá. Với cách định giá tài sản bảo đảm (nêu trên) của các tổ chức tín dụng thì người vay tiền có rủi ro bị thiệt hại rất lớn.

Hoàn thiện chính sách liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm

Từ những bất cập nêu trên, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, rất cần thiết và cấp bách phải đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, gắn liền với xử lý nợ xấu một cách quyết liệt nhưng phải chặt chẽ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng tổ chức tín dụng theo chuẩn Basel 2; đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng và ngăn ngừa hiện tượng “sở hữu chéo”, “doanh nghiệp thân hữu, sân sau”.

Cụ thể, cần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu tín dụng là bất động sản và việc chuyển nhượng dự án bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại để bảo đảm cho khoản vay tín dụng, góp phần đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, gắn liền với xử lý nợ xấu.

Lãnh đạo HoREA cho biết thêm, theo quy định hiện hành của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản chỉ được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có giấy chứng nhận. Các quy định trên đã hạn chế quyền của doanh nghiệp nên không đồng bộ với quy định thông thoáng của Luật Doanh nghiệp 2020.

Hơn nữa, việc cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản một cách thông thoáng còn giúp cho thị trường bất động sản vận hành minh bạch, lưu thông hàng hoá được thông suốt, Nhà nước thu được thuế và quản lý được thị trường, khắc phục được bất cập hiện nay là doanh nghiệp lách bằng cách chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông, thay đổi ruột của doanh nghiệp, thực chất là chuyển nhượng dự án, còn Nhà nước thì bị thất thu thuế./.

Văn Tuấn

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia nhật】Còn vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm khoản nợ xấu là bất động sản,Empire777   sitemap

回顶部