【giải cúp liên đoàn anh】Lưu trữ năng lượng: Cần sớm có cơ chế để thúc đẩy

Cúp C2 2025-01-25 16:00:26 143

Thị trường nhiều triển vọng

Chia sẻ tại hội thảo Giải pháp lưu trữ năng lượng và ứng dụng cho các dự án tại Việt Nam,ưutrữnănglượngCầnsớmcócơchếđểthúcđẩgiải cúp liên đoàn anh ông Nguyễn Văn Lượng - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 5 (PECC5), cho biết: Hiện nay, hệ thống điện Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào thủy điện, nhiệt điện (70% về công suất và khoảng 90% sản lượng). Tỷ lệ công suất lắp đặt năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời ở mức cao, khoảng 27%. Tuy nhiên, tỷ trọng sản lượng tối đa còn thấp, khoảng 9,6%.

Đặc biệt, trong những năm qua, nhiều dự án điện năng lương tái tạo gặp phải vấn đề cắt giảm công suất và vấn đề lưu trữ năng lượng đã được tính đến. Tuy nhiên, dù chi phí cho vấn đề lưu trữ đã giảm mạnh trong những năm qua, nhưng việc triển khai tại Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc do thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ.

Ông Lượng cũng chỉ ra, hiện có 3 phương án lưu trữ, phổ biến nhất gồm: Lưu trữ quay/tụ điện (đáp ứng khoảng thời gian ngắn), lưu trữ điện hóa Batteries với thời gian lưu trữ trung bình từ vài giờ với dung lượng không quá lớn; lưu trữ thủy điện tích năng có thời gian lưu trữ dài hơn lên đến hàng tháng, hàng năm và khả năng lưu trữ đến vài GW.

“Khi sử dụng lưu trữ điện năng sẽ tác động tích cực lên hệ thống điện, giúp vận hành ổn định hơn, giảm thiểu các yêu cầu dự phòng về công suất; điều chỉnh và dịch chuyển biểu đồ phụ tải (phủ đỉnh, điền đáy) giữa các chế độ cao/thấp điện, qua đó, góp phần giảm quá tải lưới điện và tổn thất; tăng lượng năng lượng tái tạo vào hệ thống”- ông Nguyễn Văn Lượng nhấn mạnh.

Lưu trữ năng lượng: Cần sớm có cơ chế để thúc đẩy
Theo các chuyên gia, việc thúc đẩy đầu tư hệ thống lưu trữ pin sẽ giúp giảm áp lực truyền tải cho lưới điện, tăng khả năng ổn định hệ thống điện

Ông Lượng cũng cho biết thêm, trên thế giới đã lắp đặt hệ thống lưu trữ điện năng với khoảng 17GW (riêng năm 2020 lắp đặt khoảng 5 GW). Trong những năm tới, năng lượng tái tạo tiếp tục được đẩy mạnh, hướng tới mục tiêu giảm phát thải thì thị trường pin tích điện hứa hẹn sẽ có sự bùng nổ.

Đưa ra dự báo, bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh GreenID - cho hay, giá của pin lưu trữ năng lượng sẽ tiếp tục giảm khoảng hơn 80% vào năm 2030 so với mốc thời điểm năm 2020. Giá pin lưu trữ ở các dự án năng lượng tái tạo như: Australia, Pháp... khoảng 70 USD/kWh. Nếu định hướng chính sách của Việt Nam không sớm quan tâm đến giá và công nghệ thay đổi, chúng ta sẽ không thể nắm bắt được xu thế để giảm giá thành sản xuất điện sạch.

“Trên thực tế, có hai giải pháp để hạn chế việc cắt giảm năng lượng tái tạo thời gian qua. Đó là đầu tư đường dây truyền tải mới, nhưng việc này sẽ mất nhiều thời gian và chi phí cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Tiếp đến là đầu tư hệ thống lưu trữ, trong đó, phổ biến nhất hiện nay là lưu trữ bằng pin và thủy điện tích năng. Theo đó, nếu triển khai tốt, giải pháp lưu trữ năng lượng được kỳ vọng sẽ là ngành tăng trưởng mạnh trong tương lai và có nhiều tiềm năng mở rộng”,bà Khanh nêu.

Cần sớm có cơ chế để thúc đẩy

Cũng theo các chuyên gia nhận định, việc phát triển bùng nổ, nhanh chóng của các dự án năng lượng tái tạo và tiến độ đầu tư lưới điện truyền tải hiện chưa đáp ứng được nhu cầu truyền tải công suất. Vì vậy, thị trường đầu tư pin lưu trữ tại các khu vực có nhiều nhà máy năng lượng tái tạo ở Việt Nam là rất lớn.

“Việc thúc đẩy đầu tư hệ thống lưu trữ pin sẽ giúp giảm áp lực truyền tải cho lưới điện, tăng khả năng ổn định hệ thống điện và giảm thiểu công suất cắt giảm cho các nhà máy năng lượng tái tạo”,ông Trần Viết Thành - Phòng Nghiên cứu phát triển và quản lý chất lượng, Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4 (PECC4) - nói.

Theo đó, ông Thành cho rằng, trong giai đoạn tới, Chính phủ phải ban hành cơ chế và cơ sở pháp lý cho việc đầu tư hệ thống pin lưu trữ như: Chi phí cho việc pin lưu trữ tích/phát điện lên lưới, các tiêu chuẩn kỹ thuật đi kèm.

Ông Thành cho biết thêm, mặc dù hiện nay chưa có cơ chế cụ thể cho vấn đề lưu trữ điện năng, nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nhanh chóng làm thí điểm và xin cơ chế. Khi có cơ chế khuyến khích, pin tích trữ sẽ phát triển mạnh mẽ.

Thực tế có thể thấy, những hiệu quả từ pin tích trữ đã được nhìn nhận tích cực với hệ thống điện và tăng khả năng phát điện từ các nhà máy điện “sạch”. Tuy nhiên, để hướng tới cam kết Net Zero, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm có cơ chế để thúc đẩy thị trường pin tích trữ năng lượng phát triển. Kéo theo đó là hàng loạt bài toán về tối ưu chi phí hệ thống điện và hiệu quả đầu tư. Tất cả vấn đề này cần có sự nghiên cứu, tính toán cụ thể trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục triển khai các dự án thí điểm tại các khu vực có nguồn năng lượng tái tạo cao và hệ thống điện đang quá tải; đưa vào Quy hoạch điện VIII quy mô đầu tư hệ thống lưu trữ phù hợp với kịch bản phát triển nguồn và lưới điện.

Đồng thời, có cơ chế và chính sách để phát triển lưu trữ đồng bộ với cơ chế phát triển năng lượng tái tạo như quy định cơ chế ưu đãi về giá mua bán, giá nạp điện, ưu tiên huy động, chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ vốn…

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/877e298334.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục

Bộ trưởng Nội vụ trả lời về tăng lương, thêm biên chế cho phường xã ở Hà Nội

Tạm giữ hình sự và tước danh hiệu 3 cán bộ trộm cắp tài sản

Thứ trưởng Bộ Công an: Triệt phá các đường dây ma túy từ sớm, từ nơi xuất phát

Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện

Nam Định nỗ lực cải cách hành chính, phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp

Đề xuất suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng năm lần mức lương cơ sở

Nạn nhân vụ lật xe trên đèo Khánh Lê kể lại khoảnh khắc kinh hoàng

友情链接