【ket qua cadiz】Bài 3: “Bệ đỡ” để người dân thoát nghèo
Người dân làm thủ tục vay vốn tại Điểm giao dịch NHCSXH xã Hồng Sơn. Ảnh: V.B |
Mở hướng thoát nghèo
Ông Phạm Văn Nhất - Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mỹ Đức cho biết, đến nay, nhờ nguồn vốn từ ngân hàng đã giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn làm ăn, phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng.
Để nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác... Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mỹ Đức đã đẩy mạnh phương thức quản lý thông qua hình thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ tiết kiệm và vay vốn và tổ chức giao dịch trực tiếp tại UBND cấp xã.
Tính đến thời điểm hiện tại, mạng lưới hoạt động của NHCSXH đã được “phủ sóng” đến tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.
Theo ông Phạm Văn Nhất, từ đầu năm 2024 đến hết tháng 11/2024, tổng doanh số cho vay của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mỹ Đức đạt 315.200 triệu đồng, với 5.315 lượt khách hàng vay vốn. Tổng doanh số thu nợ 11 tháng đạt 184.379 triệu đồng.
Tính đến ngày 30/11/2024, tăng trưởng dư nợ tập trung vào các chương trình cho vay giải quyết việc làm tăng 128.240 triệu đồng; Nước sạch vệ sinh môi trường là 3.880 triệu đồng; Cho vay hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 3 là 1.930 triệu đồng; Cho vay nhà ở xã hội là 1.210 triệu đồng.
Dư nợ giảm chủ yếu ở tại các chương trình: Hộ nghèo 201 triệu đồng; Hộ cân nghèo 776 triệu đồng; Hộ mới thoát nghèo 743 triệu đồng; Hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 1.232 triệu đồng; Học sinh sinh viên 533 triệu đồng; Cho vay phát triển vùng dân tộc thiểu số theo Quyết định 2085/QĐ-TTg là 379 triệu đồng.
Các tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn huyện Mỹ Đức thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chương trình tín dụng chính sách đến người dân, hướng dẫn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.
Thay đổi đời sống nhân dân
Ông Trịnh Xuân Hương - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Mỹ Đức trao sổ tiết kiệm hỗ trợ sinh kế giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo xã An Phú. Ảnh: T.A |
An Phú là một trong những xã thuộc diện khó khăn của huyện Mỹ Đức. Sau nhiều năm từ các nguồn vốn được hỗ trợ, đến nay An Phú đã dần thay đổi, đời sống của người dân khá lên rất nhiều. Cuối năm 2024, xã không còn hộ nghèo. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, điều đó cho thấy phong trào xóa nghèo vươn lên làm giàu của người dân An Phú đạt hiệu quả cao.
Bí thư Đảng ủy xã An Phú Nguyễn Văn Hiển cho biết, tính đến tháng 11 năm 2024, xã An Phú không còn hộ nghèo. Để làm được điều này, bên cạnh việc phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn vốn, chương trình hỗ trợ, chính quyền xã xác định phải tạo cho người dân ý thức chủ động vươn lên thoát nghèo.
Đầu năm 2024, xã Hợp Thanh còn 4 hộ nghèo. Nhưng nhờ sự hỗ trợ với nhiều hình thức của huyện Mỹ Đức và ý thức vươn lên của người dân, cùng với việc sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ, nên đến cuối năm 2024, xã Hợp Thanh đã không còn hộ nghèo.
Theo Bí thư Đảng ủy xã Hợp Thanh Trần Việt Thắng, để có được kết quả đó, bên cạnh sự hỗ trợ từ các chương trình xóa nghèo quốc gia, TP Hà Nội, huyện Mỹ Đức, mà chính người dân đã chủ động vào cuộc để nâng cao đời sống, kinh tế cho chính mình.
Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Mỹ Đức Nguyễn Quang Đường cho biết, những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo năm 2024 đã tạo động lực rất lớn để cả hệ thống chính trị đồng hành với các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.
“Trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Mỹ Đức tăng cường vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Phát huy trách nhiệm của mọi người dân, nhất là người nghèo, hộ nghèo bằng hành động và kết quả cụ thể” - ông Nguyễn Quang Đường bày tỏ.
(Còn nữa)
|
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/877c298700.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。