QLTT huyện Phục Hòa cung cấp thông tin giúp hộ kinh doanh phân biệt thức ăn chăn nuôi thật - giả |
Hàng hóa vẫn thẩm lậu qua biên giới
Quý I/2016,ằngChủhộkinhdoanhchungtaychốnghànglậsoi kèo bayer leverkusen vs lực lượng QLTT Cao Bằng đã tịch thu một số hàng vi phạm có xuất xứ Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Công Chính - Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Cao Bằng - hàng hóa nhập lậu chủ yếu là các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng như quần áo các loại, hạt dẻ, thuốc lá, pháo, phân đạm, nông cụ (máy cày, quốc, xẻng, cưa, cào cỏ)… Hầu hết các loại hàng hóa này được thẩm lậu qua các địa bàn có đường biên giới, cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc như: Phục Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Hà Quảng…, dưới dạng mang vác của người lao động làm thuê, hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu không có gì mới, vẫn là lợi dụng sự sơ hở của các lực lượng chức năng để lén lút vận chuyển hàng hóa qua các đường mòn, lối mở; sau đó tập kết tại các khu vực giáp biên giới rồi vận chuyển sâu vào nội địa bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Thời gian gần đây, do các lực lượng chức năng (công an, hải quan, biên phòng, quản lý thị trường) tăng cường kiểm tra, kiểm soát, cộng thêm phía Trung Quốc thực hiện chính sách cấm biên, tăng cường lực lượng tuần tra và cắm chốt tại các khu vực mốc biên giới Việt - Trung…, nên ngay cả trong dịp Tết Nguyên đán - khi mà nhu cầu tiêu thụ tăng cao, lượng hàng hóa nhập lậu không có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, do ý thức của một số người dân ở khu vực biên giới còn thấp, nên hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm như ma túy, pháo nổ, thuốc lá… vẫn lén lút tiếp diễn.
Chặn hàng nhập lậu từ hộ kinh doanh
Có dịp đi cùng các đội QLTT ở Cao Bằng xuống địa bàn mới thấy, rõ ràng với lực lượng rất mỏng (từ 3 - 6 người/đội), phương tiện chủ yếu là xe máy…, để đi kiểm tra các chợ, cửa hàng kinh doanh ở thị trấn và các xã cách xa vài chục km là điều khó có thể thực hiện thường xuyên. Chính vì vậy, ông Hoàng Tuấn - Đội trưởng Đội QLTT số 13, huyện Phục Hòa, Cao Bằng - cho rằng, với địa bàn các xã miền núi, hộ kinh doanh lớn không nhiều, vì vậy QLTT nên chủ động tiếp cận các chủ cửa hàng, cung cấp thông tin, giúp họ nhận ra buôn hàng cấm là vi phạm pháp luật và Việt Nam hiện có rất nhiều mặt hàng chất lượng tốt hoàn toàn có thể thay thế hàng Trung Quốc… Khi các cửa hàng kinh doanh không tiếp tay cho buôn lậu, không bán hàng nhập lậu, hàng cấm, thì lượng hàng lậu sẽ giảm trông thấy…
Kiểm chứng lời ông Tuấn nói, chúng tôi đã tìm gặp bà Mông Thị Hạnh – chủ hộ kinh doanh phân bón và thức ăn chăn nuôi tại thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa. Trái với thái độ căng thẳng của nhiều chủ hộ kinh doanh khi nhắc đến QLTT, bà Hạnh vừa chỉ cho xem những bao thức ăn chăn nuôi thương hiệu Việt, vừa thẳng thắn chia sẻ: Gần 10 năm nay, tôi đã không bán phân bón và thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc. Hàng Việt giờ rất phong phú, nhà cung cấp mang đến tận nơi, có phản ánh gì về chất lượng là được trả lời kịp thời. Bán hàng Trung Quốc lãi có thể nhiều hơn, nhưng gặp hàng không tốt, mình biết tìm ai để “bắt đền”. “Ở địa bàn heo hút này, QLTT là lực lượng duy nhất giúp chúng tôi phân biệt đâu là hàng thật - hàng giả để không bị nhầm lẫn” - bà Hạnh cho biết.
Để thay đổi nhận thức của các hộ kinh doanh, không thể một sớm một chiều, và riêng QLTT làm là chưa đủ. Tuy nhiên, đây có thể xem là một giải pháp hay, bền vững đối với thị trường miền núi vốn rộng lớn và khó kiểm soát.
Quý I/2016, lực lượng QLTT Cao Bằng đã phát hiện và xử lý 142 vụ vi phạm hành chính, tổng số tiền thu hơn 635 triệu đồng (tăng 76 vụ xử lý và 240 triệu đồng tiền thu nộp ngân sách nhà nước so với cùng kỳ năm 2015). |