Trên thị trường cơ sở,áisinhSựphânhóacóthểvẫndiễnravàkhảnănggiằngcomạty le 365 cung gia tăng tại vùng giá xanh nhưng lực cầu cũng sẵn sàng tham gia tại vùng điều chỉnh, tạo ra diễn biến giằng co của các chỉ số chứng khoán trong phiên đầu tuần. Trên sàn HOSE, các chỉ số không thay đổi nhiều so với tham chiếu, trong đó VN-Index đóng cửa tại mức 982,04 điểm, còn VN30-Index giảm nhẹ 0,13% về 879,62 điểm. Sàn Hà Nội ghi nhận áp lực bán cao hơn, kéo theo mức giảm 0,29% và 0,45% của HNX-Index và HNX30-Index. Nâng đỡ cho VN-Index là BID, MSN, VIC, VJC trong khi đó VNM, GAS, VRE tạo áp lực lên chỉ số. Trong đó, BID là điểm sáng của nhóm ngân hàng. Cổ phiếu tăng 2,4% trong bối cảnh BIDV vừa xác nhận phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank với tỷ lệ 15% vốn điều lệ của BIDV sau khi đầu tư với giá bán là 33.640 đồng/cổ phiếu. GAS, PVD, PVS giảm từ 0,4% đến 1,1% mặc dù giá dầu brent tăng trên 2% trong giờ giao dịch châu Á. BSR mất 2,6% giá trị khi doanh nghiệp công bố lợi nhuận sau thuế quý II/2019 giảm 86% so với cùng kỳ. NT2, PPC giảm tương ứng 0,9% và 3,5%, do ảnh hưởng từ kết quả quý II kém khả quan, từ đó ảnh hưởng tới diễn biến của các cổ phiếu nhiệt điện khác. PNJ trở thành điểm nhấn của nhóm bán lẻ. Cổ phiếu tăng mạnh 4,1% mặc dù lợi nhuận quý II/2019 giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2018. Thanh khoản trên sàn HOSE vượt ngưỡng 4 nghìn tỷ đồng, cao hơn 3% so với mức bình quân của tuần trước. Khối ngoại mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp trên sàn HOSE với 55,8 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào EIB (72,6 tỷ đồng), PLX (48,1 tỷ đồng), VCB (32,6 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, VIC và HPG bị bán ròng nhiều nhất với quy mô 66,8 tỷ đồng và 64,7 tỷ đồng. Trên thị trường phái sinh, diễn biến các hợp đồng tương lai cùng chiều với chỉ số cơ sở; tuy nhiên, mức giảm có phần mạnh hơn. Cụ thể, F1908 giảm 5,7 điểm; F1909 giảm 4,4 điểm; F1912 giảm 2,2 điểm; riêng F2003 giảm nhẹ chỉ với 0,1 điểm. Thanh khoản phái sinh tiếp tục sụt giảm chỉ còn hơn 69.040 HĐ, giảm 7,3% so với phiên gần nhất. Tổng giá trị giao dịch cũng giảm nhẹ về mức 6.063 tỷ đồng. Tuy nhiên, khối lượng mở lại tăng lên mức 20.427 HĐ. Chỉ số VN30 có lúc tăng vượt 2 điểm so với mốc 883 trong phiên nhưng lượng bán gia tăng đẩy chỉ số đóng cửa giảm nhẹ 1,17 điểm về mốc 879,62 điểm. Khối lượng giao dịch ở mức gần 49 triệu đơn vị, giảm so với phiên trước hơn 15 triệu đơn vị, nhưng vẫn cao hơn so với khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên hơn 3 triệu đơn vị. Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho thấy, trong biểu đồ kỹ thuật, nến ngày là một nến bắn sao giảm giá (bearish shooting star) không mấy tích cực với bóng nến trên khá dài cho thấy sự bứt phá không thành công. Chỉ báo dòng tiền (MFI) và chỉ báo sức mạnh (RSI) đều giảm nhẹ, đường trung bình động (MACD) vẫn vận động tích cực ngoài trừ chỉ báo xu hướng (ADX) vẫn duy trì phân kỳ âm mạnh hơn với chỉ số VN30. SSI Retail Research cho rằng, thị trường phân hóa trở lại với 10 mã tăng và có 16 mã giảm, do vậy, sự phân hóa có thể sẽ vẫn diễn ra vào phiên kế tiếp với khả năng giằng co mạnh trong phiên. Mức đảo chiều phiên ngắn hạn cho chỉ số VN30 hạ về mức 878 điểm cho phiên giao dịch kế tiếp./. D.T |