Ông Đặng Thái Hùng đánh giá IFRS sẽ chắp thêm cánh cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn quốc tế
TheĐưachuẩnmựckếtoánViệtNamtiệmcậnvớiquốctếkèo bóng hnayo abn tổ chức, IFRS hiện đang được áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, khi nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và quốc tế, IFRS càng trở thành đề tài nóng và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán là những doanh nghiệp đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS theo khung lộ trình IFRS của Bộ Tài chính đến năm 2020.
Ông Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính nhấn mạnh, cáo cáo tài chính doanh nghiệp vốn được xem là nguồn tin chủ đạo đáng tin cậy mà nhà đầu tư dựa vào trong quá trình ra quyết định đầu tư. Hiện đầu tư vào Việt Nam đang trở nên thực sự thu hút đối với nhà đầu tư nước ngoài, IFRS - được ví như “ngôn ngữ tài chính toàn cầu” giúp đảm bảo tính so sánh, thống nhất và minh bạch – sẽ chắp thêm cánh cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế, đồng thời giúp thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Do đó, Bộ Tài chính đã và vẫn luôn đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế nói chung và IFRS nói riêng để áp dụng vào Việt Nam cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể. Trong bối cảnh đó, Luật Kế toán sửa đổi đã được Quốc hội thông qua đề cập bổ sung “Nguyên tắc giá trị hợp lý” để làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai áp dụng IFRS ở Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với Chiến lược phát triển kế toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 – đưa lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính Việt Nam tiếp cận gần nhất với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Kế toán phải hướng đến mục tiêu hội nhập quốc tế, được quốc tế thừa nhận.
Bà Trần Anh Đào – Phó Tổng giám đốc HOSE cho biết, hiện chủ yếu các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE có giao dịch với các đối tác quốc tế thực hành IFRS, các doanh nghiệp khác còn khá xa lạ với các chuẩn mực quốc tế này. Điều này đang cản trở kinh tế Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy kinh tế thế giới, trong đó có dòng chảy rất quan trọng về nguồn vốn.
Tại hội thảo, ông Eddy James, chuyên gia Ban báo cáo tài chính của ICAEW chia sẻ, kinh nghiệm của châu Âu đã cho thấy, IFRS mang lại nhiều lợi ích về lâu dài. Bất kỳ quốc gia nào đang xem xét áp dụng IFRS nên tập trung vào những lợi ích của nó chứ không nên quá chú trọng đến những chi phí ngắn hạn không thể tránh khỏi và những thách thức trước mắt về mặt thực hiện.
Ông Trịnh Đức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế toán kiểm toán, Bộ Tài chính cũng cho hay, một vài thách thức đặt ra khi áp dụng IFRS tại Việt Nam bao gồm thị trường hoạt động, vấn đề nội tại của IFRS, hạ tầng cơ sở thông tin, rào cản ngôn ngữ, năng lực nguồn nhân sự… Ông Vinh kỳ vọng, với sự chung tay của các ban ngành, đến năm 2020 Bộ Tài chính có thể cơ bản đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam đến gần hơn và sớm tiệm cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế. |