【ti le keo bd】“Bắt bệnh” rớt tốt nghiệp ở hệ giáo dục thường xuyên

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:52:31
leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
Tiết học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên TP. Huế 

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT giảm

Không bàn cãi về “đầu vào” của học viên ở các Trung tâm GDNN-GDTX nữa, khi đa phần các em đều không trúng tuyển vào lớp 10 ở các trường THPT. Chưa hết, tính kỷ luật và ý thức học tập của các học viên lại không cao.

Đáng nói, khi một số Trung tâm GDNN-GDTX liên kết với các trường nghề để dạy văn hóa, phục vụ công tác phân luồng thì tỷ lệ rớt tốt nghiệp phần lớn lại rơi vào các trường trung cấp, cao đẳng nghề. Cụ thể, Trung tâm GDNN-GDTX TP. Huế có 269 học viên thi tốt nghiệp THPT thì chỉ có 176 em đỗ (đạt tỷ lệ 65,43%). Trong đó, phải kể đến các đơn vị đào tạo liên kết như Trường cao đẳng Công nghiệp Huế có 90/155 học viên đỗ tốt nghiệp (58,6%), Trung cấp Công nghệ số 10 có 54/76 em đỗ tốt nghiệp (71%). Chính điều này khiến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở hệ GDTX năm 2020, 2021 là 86,59%, 87,62%, năm 2022 giảm còn 78,79%.

Không riêng các trường nghề, các trung tâm GDNN-GDTX khác kết quả tốt nghiệp THPT có xu hướng giảm. Điểm trung bình tốt nghiệp của học viên năm học 2021-2022 khá thấp, chủ yếu là tập trung ở vùng dưới 6 điểm. Vẫn biết hầu hết học viên GDTX chọn tổ hợp môn xã hội (97%), nhưng ngoài một số môn có điểm trung bình quá thấp như sinh học (3.93), toán (4.26), thì các môn địa lý, ngữ văn, hóa học điểm trung bình cũng giảm so với năm trước.

Nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học viên ở các trung tâm GDNN-GDTX có tỷ lệ tốt nghiệp thấp được Sở GD&ĐT chỉ rõ: Đội ngũ GDTX thường rất mỏng, giáo viên cơ hữu phần lớn tại các đơn vị không đủ 1 người/môn học. Phòng thực hành và thiết bị dạy học tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề còn thiếu hoặc không phù hợp để thực hiện đầy đủ chương trình GDTX cấp trung học phổ thông. Mức độ đáp ứng của các trang, thiết bị giảng dạy cũng hạn chế, chỉ từ 50% đến 85%.

Khi các trung tâm GDTX phối hợp với nhiều cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng nghề để dạy văn hóa thì việc quản lý học viên cũng không dễ dàng. Chẳng hạn, Trung tâm GDNN-GDTX TP. Huế phối hợp với 4 cơ sở; trung tâm GDNN-GDTX TX. Hương Thủy phối hợp 3 cơ sở. Trong đó, có đơn vị số lượng học viên trên một cơ sở đào tạo quá đông (lên đến trên 230 người) gây khó khăn trong công tác lập kế hoạch dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học. Ngoài ra, nhiều học viên đuối sức khi học một lúc song bằng...

Theo bà Cao Đăng Ngọc Phượng, Trưởng phòng GDTX chuyên nghiệp - công tác chính trị, học sinh (Sở GD&ĐT) thì còn... gần chục nguyên nhân nữa. Cụ thể, các đơn vị chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác dạy - học, kiểm tra - đánh giá, ôn tập của các đơn vị; sự phối hợp giữa các trung tâm GDNN-GDTX với các cơ sở liên kết chưa chặt chẽ. Một số giáo viên chủ nhiệm lớp chưa quan tâm tốt đến nề nếp học tập của học viên, công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa tốt... Các trung tâm vẫn thiếu quyết liệt khi tạo điều kiện cho các em học lực quá yếu, không cố gắng trong học tập nên ảnh hưởng chung đến tỷ lệ tốt nghiệp toàn tỉnh...

Tăng cường giám sát và hỗ trợ học viên

Bắt được "bệnh", nhưng năm học 2022-2023 cũng đáng lo nếu không có những giải pháp rốt ráo và quyết liệt. Toàn tỉnh có 701 học viên sẽ thi tốt nghiệp THPT (tăng 107 học viên, chủ yếu tập trung Trường cao đẳng Công nghiệp Huế). Khảo sát chất lượng học kỳ 1 năm học 2022-2023 cho thấy, học lực giỏi đạt 2,4%; khá 26,3%; trung bình 58% và có đến 13% học viên có học lực yếu kém, nguy cơ rớt tốt nghiệp cao. Trong khi, mục tiêu năm học 2022-2023, điểm trung bình các môn thi phải tăng tối thiểu 0,5 điểm; tỷ lệ chung của tỉnh đối với GDTX đạt tối thiểu 90%.

Giải pháp thiết thực khi dạy học sinh yếu rất cần sự nỗ lực và phương pháp của người thầy. Với nhiều trung tâm, vấn đề phụ đạo, bổ trợ kiến thức cho học sinh được giáo viên thực hiện xuyên suốt năm học, bằng một thời khóa biểu riêng biệt. Thầy giáo Đặng Thân, giáo viên dạy môn sinh học Trung tâm GDNN-GDTX Phú Lộc cho hay: Dạy học sinh yếu chỉ cần dạy kiến thức căn bản từ 5 đến 8 điểm đã là quá tốt rồi. Dạy theo kiểu bắt tay chỉ việc. Dạy trên lớp không đủ, dạy trong nhóm zalo. Giáo viên phải tìm các giải pháp cơ bản, trọng tâm liên quan đến bài học, không ôn tập kiến thức quá cao với các em. Riêng lớp 12, trung tâm gửi các em về các Trường THPT công lập lân cận để ôn tập và thi thử.

Quyết tâm cải thiện vị thứ xếp hạng cho giáo dục đại trà, Sở GD&ĐT xây dựng một đề án nâng cao chất lượng kết quả thi tốt nghiệp THPT trong hai năm học tiếp theo. Trong đó, có nhiều giải pháp thiết thực dành cho hệ GDTX, như: các trung tâm phải khảo sát, phân loại học viên để xây dựng kế hoạch ôn tập một cách chi tiết; Sở GD&ĐT sẽ tổ chức thi thử, khảo sát năng lực học sinh toàn tỉnh, trong đó, có học viên GDTX; ưu tiên sắp xếp đội ngũ giáo viên có năng lực, chuyên môn để dạy học và ôn tập cho học sinh lớp 12; Sở tiếp tục hỗ giáo viên của các trung tâm trong lĩnh vực chuyên môn...

Giải pháp và cơ chế hỗ trợ ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT đã có, nếu các trường, trung tâm có sự cam kết thực hiện thì chắc chắn sẽ có kết quả khả quan. Cần thay là sự nỗ lực và ý thức học tập của mỗi học viên, để có thể vượt vũ môn lần này đạt kết quả như mong đợi. 

顶: 32255踩: 765