【paok – lamia】Những công trình từ trái tim
(CMO) Đời người có mấy dịp trọng đại, cất nhà mới là chuyện đáng vui, nhưng ông Phan Văn Hùng, ấp Tân Thành, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân vừa cười, vừa mếu: “Tui hết đường tính rồi, không có các anh ở Mặt trận xã giúp thì suốt đời cũng không cất nổi căn nhà này”.
Theo tầm tay của chủ nhà, gần 20 người đang hì hụi công việc dựng nhà. Ngạc nhiên hơn, ngoài vài người bà con, chòm xóm, còn lại đều là thành viên của Mặt trận xã đến phụ giúp gia đình. Đây là căn nhà thứ 3 ở xã Việt Thắng được cất lên từ ý tưởng nhân văn khởi phát bởi tổ chức Mặt trận: Góp sức, góp của để hỗ trợ bà con thuộc diện nghèo, cận nghèo xây nhà với tên gọi “Mái ấm nghĩa tình”.
Ai có gì góp nấy
Trở lại với hoàn cảnh của ông Hùng. Sau nhiều năm ly hương mưu sinh, cuối đời mắc bệnh tật hiểm nghèo, ông cùng vợ dắt díu về lại quê hương. Kế sinh nhai của vợ chồng là mấy cái lú đặt dưới sông, khi có, khi không. Con cái tứ tán, đứa nào cũng khổ, vậy là mấy năm qua, gia đình này tá túc trong căn chòi tạm trên nền đất của đứa cháu ruột cho mượn. Lấy tay gạt đi những mảng lá dừa nước mục nát của căn chòi cũ, ông Hùng bộc bạch: “Tui mới mổ xong, trong mình mang nhiều chứng bệnh. Vợ tui không có nghề nghiệp, ai mướn gì mần nấy. Hổm rày mưa dông dữ quá, căn chòi này cất mấy mùa rồi, dột tùm lum, chịu hết thấu”.
Biết hoàn cảnh của ông Hùng quá khó khăn, Chủ tịch UBMTTQ xã Việt Thắng Lê Hoàng Song bàn bạc với các thành viên của tổ chức Mặt trận địa phương, bằng mọi nguồn lực phải tranh thủ huy động sức người, sức của để giúp đỡ gia đình kịp thời. Ông Song cho biết: “Khi về tiếp xúc với những hoàn cảnh khó khăn, biết được ao ước lớn nhất của bà con là có căn nhà lành lặn để trú thân, tôi ngẫm nghĩ mãi. Rốt cuộc cũng đưa ý kiến ra bàn bạc với các thành viên của Mặt trận xã về ý tưởng góp công, góp sức cất những mái ấm nghĩa tình”.
Điều khó nhất mà ông Song san sẻ là: “Nếu để anh em đi vận động tiền trong dân thì vô cùng khó, không khéo sẽ bị dư luận phản đối”. Bởi vậy phương châm của Mặt trận xã là ai có gì cho nấy, từ cây gỗ, vật liệu, ngày công và quý hơn nữa là hỗ trợ kinh phí. Tất cả theo tinh thần tự nguyện, với đạo lý truyền thống “Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Mặt trận xã phân công thành 2 ban hẳn hoi, 1 ban chuyên đi vận động kèm theo khảo sát đối tượng hỗ trợ, 1 ban làm công tác hậu cần và đóng góp ngày công. Gia đình được hỗ trợ thuộc địa phận ấp nào thì ban công tác Mặt trận, chi bộ, chính quyền ấp đó làm “chủ xị”. Các thành viên còn lại của Mặt trận xã cũng tập trung đầy đủ để hỗ trợ cho gia đình thụ hưởng.
Cán bộ, thành viên của UBMTTQ Việt Nam xã Việt Thắng giúp gia đình ông Hùng dựng căn nhà mới. Ảnh: Q.R |
Bí thư Chi bộ ấp Tân Thành Võ Thanh Hoàng tâm đắc: “Nói vậy thôi chớ bà con mình nghĩa tình lắm. Tụi tui đi thấy nhà nào có cây, lá dừa nước xin để cất nhà cho người khó khăn, ai cũng sẵn sàng hiến tặng”. Vậy rồi anh em Mặt trận xã tranh thủ thời gian rảnh để cưa cây, xả ván, đốn lá, xếp phơi. Riêng phần kinh phí, Mặt trận xã đứng ra chủ trì vận động, phân công cụ thể người phụ trách quản lý thu chi, công khai, minh bạch. Đối tượng vận động mở rộng từ các nhà hảo tâm cho tới bà con trong xã.
Làm công tác vận động cho mô hình, ông Nguyễn Văn Bé thổ lộ: “Nhà này cất có hơi đặc biệt hơn so với nhà thường”. Ông Bé giải thích, nghĩa là ngoài việc coi ngày lành tháng tốt, thì cất nhanh hay chậm còn tuỳ vào quỹ vận động đã… đủ hay chưa. Bình quân mỗi căn nhà Mặt trận xã hỗ trợ khoảng 25 triệu đồng, bao gồm cả vật liệu xin được và tiền mặt. Còn lại, các thành viên Mặt trận “thầu” công việc xây cất miễn phí cho tới khi căn nhà hoàn thành và bàn giao cho chủ nhà.
Giá trị nhân văn lan toả
Phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Phú Tân Vũ Minh Hoàng thông tin: “Cho đến thời điểm hiện tại, Mặt trận các cấp của huyện đã thực hiện được 105 mô hình ở khắp địa bàn, nhiều mô hình mới, có giá trị thiết thực, tạo được sự đồng thuận sâu rộng trong Nhân dân”. Nói về mô hình “Mái ấm nghĩa tình”, ông Hoàng không giấu được sự khâm phục: “Chỉ những cán bộ Mặt trận tâm huyết, gắn bó với cơ sở, hiểu thấu đáo tâm tư, nguyện vọng của người dân mới có thể đưa ra những ý tưởng hay, có giá trị”. Tổ chức Mặt trận của xã Việt Thắng là nơi tiên phong xây dựng nhiều mô hình mới, đến nay đã được nhân rộng khắp huyện Phú Tân. Đó là mô hình xây lò gạch đốt rác thải nhựa, mô hình thắp sáng đường quê, mới nhất trong năm 2019 chính là mô hình “Mái ấm nghĩa tình”.
Ông Phan Văn Hùng tháo dỡ lớp lá mục nát từ căn chòi cũ để chuẩn bị cất căn nhà “Mái ấm nghĩa tình” được Mặt trận xã Việt Thắng vận động hỗ trợ. Ảnh: Quốc Rin |
Có thể nói, những mô hình, phong trào xuất phát từ ý tưởng của tổ chức Mặt trận cơ sở tạo sức vóc, sinh khí và động lực mới cho công tác Mặt trận huyện Phú Tân. Nói như ông Hoàng thì Mặt trận chính là trái tim để tập hợp, kết nối, lan toả sức mạnh của cộng đồng, vì lợi ích của cộng đồng. Nhiệm vụ của công tác Mặt trận trong giai đoạn hiện nay là hướng về cơ sở, là cầu nối để hội tụ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của xã hội, của từng địa phương. Không một ai trong cộng đồng bị bỏ lại phía sau, không một ai bị quên lãng. Đối với huyện Phú Tân, ông Hoàng cho biết: “Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể đều có phong trào, mô hình của riêng mình. Mỗi cán bộ, đảng viên đều ý thức sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”.
Phú Tân là địa phương để lại nhiều dấn ấn trong việc định hình, xây dựng và nhân rộng các mô hình, phong trào. Điều ấn tượng nhất là những mô hình, phong trào ấy đã vượt thoát khỏi lối mòn, hình thức, quan trọng nhất là đã đi vào đời sống thực tiễn sinh động. Phú Tân có nghị quyết “cọng rau”, tức là Nghị quyết chuyên đề 03 về tận dụng bờ thửa, đất hoang tạp để trồng rau màu, cây ăn trái. Phú Tân có phong trào “đảng viên góp 1 ngàn đồng”, giúp đỡ những đảng viên có hoàn cảnh khó khăn xây cất nhà ở. Và nay, Phú Tân "trình làng" thêm một ý tưởng, một mô hình của tổ chức Mặt trận về việc huy động nội lực, phát huy tinh thần tương thân tương ái, truyền thống nhân đạo của dân tộc, tình nghĩa xóm làng để những “Mái ấm nghĩa tình” kịp thời đến với những cảnh đời thắt ngặt.
Chia tay gia đình ông Hùng, chúng tôi có dịp dạo một vòng quanh xã Việt Thắng. Ghé thăm thêm những mô hình mà trước đây đã được nhiều đồng nghiệp tìm về viết bài, đưa tin. Đúng là sức sống của một xã nông thôn mới đang trên đà phát triển. Nào là những hàng cột đèn thẳng tắp chiếu sáng đường quê, những lò đốt rác xây bằng gạch giải quyết triệt để rác thải nhựa sinh hoạt, tít tắp hàng rào cây xanh được trồng tỉa vuông vắn, là những bờ sông được kè chắn, trồng cây chống sạt lở vững vàng… Nhưng điều chúng tôi để ý nhất chính là sự hồ hởi của bà con khi cán bộ Mặt trận đến thăm. Đó không chỉ là nghi thức xã giao, mà là sự thân thuộc, thâm tình và tin cậy./.
Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Tân đề ra chỉ tiêu trong năm 2019 là thực hiện 95 mô hình, qua 9 tháng có tổng cộng 105 mô hình được triển khai trên toàn huyện. Riêng Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Việt Thắng, đến nay đã nhân rộng mô hình hố đốt rác thải nhựa được gần 1.400 cái; 6 tuyến/8 ấp của xã có mô hình ánh sáng đường quê với gần 600 bóng đèn. Từ đầu năm đến nay, Mặt trận xã Việt Thắng cũng vận động được trên 75 triệu đồng gồm vật liệu, cây gỗ và tiền mặt để xây 3 căn nhà “Mái ấm nghĩa tình”. Điều đáng tự hào là những mô hình khởi phát từ Mặt trận xã Việt Thắng đều có sức lan toả lớn, được nhiều địa phương khác trong huyện Phú Tân học hỏi, nhân rộng. |
Phạm Quốc Rin
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/875c298198.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。