【tỷ lệ soi kèo bóng đá】Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng: Tiếp tục dành nguồn lực thích đáng cho y tế
时间:2025-01-26 02:46:18 出处:World Cup阅读(143)
Tăng cường hệ thống y tế để ứng phó với biến chủng Omicron | |
Yêu cầu các địa phương xây dựng kịch bản ứng phó với biến chủng Omicron |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng tham gia cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. |
Điều chỉnh linh hoạt chính sách tài khoá
Phát biểu tại toạ đàm “Phối hợp các chính sách tài khoá, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế” chiều nay 5/12/2021, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết: Thời gian qua, dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, từ y tế, giáo dục, an ninh trật tự, môi trường.
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, đã có điều chỉnh linh hoạt về chính sách tài khoá để có nguồn hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh, người dân. Việt Nam đã điều chỉnh cả về thu và chi ngân sách nhà nước (NSNN).
Cụ thể, về thu NSNN, Việt Nam đã thực hiện miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu NSNN, tạo thanh khoản, giảm bớt khó khăn về dòng tiền cho DN và hộ kinh doanh, hỗ trợ trực tiếp cho các DN, hộ kinh doanh trong thời điểm khó khăn.
“Ước tính, lượng thuế miễn, giảm, giãn trong năm 2020 khoảng 130 nghìn tỷ đồng. Trong đó, lượng giãn xấp xỉ 100 nghìn tỷ đồng, còn lại là miễn, giảm. Năm 2021, tổng lượng miễn, giảm, giãn khoảng 140 nghìn tỷ đồng. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng đang nghiên cứu tiếp tục thực hiện”, Thứ trưởng Võ Thành Hưng nói.
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin thêm: Các chính sách miễn, giảm, giãn tập trung vào những ngành hàng, lĩnh vực chịu tổn thương nhiều do tác động của dịch bệnh như vận tải (trong đó có ngành hàng không), du lịch, khách sạn, giáo dục, y tế…
Về chi ngân sách, thời gian qua rất nhiều các cơ chế, chính sách về chi ngân sách đã được ban hành để hỗ trợ trực tiếp cho DN (chủ sử dụng lao động), người lao động, các đối tượng yếu thế như người nghèo, hộ chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội.
Riêng năm 2021, cả ở cấp Trung ương và địa phương đã chi khoảng 76 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã sử dụng các quỹ như: Bảo hiễm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động… Tổng số sử dụng các quỹ này khoảng 48 nghìn tỷ đồng, trong đó riêng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khoảng 38 nghìn tỷ đồng.
“Chúng ta cũng thực hiện nhiều chính sách về miễn giảm tiền điện, cước viễn thông, học phí. Tổng các miễn giảm này ước tính khoảng 40 nghìn tỷ đồng”, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói.
Tổng hoà các chính sách đã thực hiện vừa qua được Thứ trưởng Võ Thành Hưng đánh giá đã góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, đặc biệt là những đối tượng chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh; qua đó tạo thêm nguồn lực để ứng phó thành công dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội thời gian qua.
Từ trước tới nay, chưa bao giờ có chính sách hỗ trợ ở quy mô lớn cả về tiền và phạm vi đối tượng lớn như vậy.
Vì thế, trong quá trình triển khai thực hiện cũng có những điểm chưa ổn thoả. Rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP này 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, thời gian qua Chính phủ đã có những điều chỉnh thể hiện ở Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19 và các Nghị quyết sau đó.
Chính sách phụ thuộc từng thời điểm
Trong chính sách tài khoá hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, chính sách nào là trọng tâm nhất? Trả lời cho câu hỏi này, lãnh đạo Bộ Tài chính phân tích: Câu trả lời phụ thuộc vào thời điểm kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
Trong giai đoạn dịch bùng phát nhanh, lan tràn như tại Bắc Ninh, Bắc Giang vào tháng 4/2021, tháng 5/202 hay tại 21 địa phương phía Nam vào khoảng tháng 8/2021, tháng 9/2021, đó là lúc sử dụng nhiều công cụ chi trực tiếp hỗ trợ DN, người dân. Ngoài hỗ trợ bằng tiền còn sử dụng các nguồn lực, ví dụ như xuất cấp hàng dự trữ để người dân yên tâm thực hiện các yêu cầu về phòng chống dịch.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân, DN trở lại bình thường hơn, các chính sách sẽ tập trung vào tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, thị trường lao động, tiếp tục giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội.
Có thể tháo gỡ khó khăn cho DN thông qua tạo thanh khoản cho DN, tháo gỡ khó khăn về thanh khoản tiền mặt, các vấn đề về tín dụng và chi phí đầu vào khác; đồng thời cũng có thể tạo nền tảng để phát triển bền vững trong thời gian tới thông qua các chính sách kích cầu đầu tư, đặc biệt là các hệ thống hạ tầng quan trọng… Đây cũng là các trọng tâm trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế Chính phủ đang bàn.
“Chính phủ đã bàn thảo với phía các cơ quan của Quốc hội để có thể hoàn thiện, trình Quốc hội trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng dịch bệnh chưa mất đi, thậm chí còn phức tạp hơn với biến chủng mới Omicron. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục dành nguồn lực thích đáng cho lĩnh vực y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh”, Thứ trưởng Võ Thành Hưng nhấn mạnh.
猜你喜欢
- Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- Lấy cắp Ford Mustang đặc biệt, tên trộm đâm vỡ kính showroom tẩu thoát
- Tài mới ‘phát khóc’ vì vô lăng ô tô bị khóa chặt do mắc sai lầm
- Turismo "nổi tiếng" với sự đồ sộ
- Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- Chuyển làn đột ngột trên đường cao tốc, xe tuk
- Đắk Lắk tìm lời giải học sinh tốt nghiệp lớp 9 chưa được tuyển sinh lớp 10
- Cựu lãnh đạo Renault
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm