【central coast – câu lạc bộ bóng đá macarthur】Miếng dán thải độc: Sự thần kỳ hay trò lừa đảo?
Miếng dán thải độc rao bán phổ biến trên mạng và được nhiều người mua và sử dụng
Cứ thải độc là chữa được bệnh
Rao bán trên mạng xã hội và một số trang mua bán online, miếng dán thải độc đang thu hút được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm bởi những công dụng được người bán quảng cáo là rất tốt cho sức khỏe.
Theo người bán, sản phẩm miếng dán thải độc có khả năng giúp "hút" độc tố từ cơ thể, từ đó mọi vấn đề về bệnh tật, sức sức khỏe sẽ được cải thiện, đẩy lùi. Chiêu của các quảng cáo này là lập lờ giới thiệu lồng ghép sản phẩm trên cơ sở dẫn ra những nguyên lý có vẻ rất khoa học như "gan bàn chân, nơi có hơn 60 huyệt đạo thông với 360 huyệt đạo trên cơ thể, được cả nền y học phương Đông lẫn phương Tây nhìn nhận là nơi phản ánh sức khoẻ của con người, nó còn được coi là "trái tim" thứ 2 của cơ thể...".
Theo như quảng cáo, miếng dán sẽ hấp thụ các chất thừa, chất cặn bã có hại trong cơ thể qua các huyệt đạo, tăng cường lưu thông huyết mạch, làm dãn các cơ bắp, tạo cho các dây thần kinh hoạt động mạnh mẽ, giảm mệt mỏi. Trong vòng 6 tiếng sau khi dán, các hạt trắng của miếng dán sẽ chuyển sang màu tối, phản ánh tình trạng sức khoẻ không tốt của người sử dụng.
Ngoài ra, miếng dán thải độc được giới thiệu là có tác dụng tốt đối với người có vấn đề về khớp, bệnh gút, đau đầu, mất ngủ, có vấn đề về huyết áp, dây thần kinh, hoặc người mắc bệnh thận. Có người bán hàng còn tự bổ sung thêm các công dụng "thần kỳ" khác đối với bệnh gan, dạ dày, tiêu hóa...
Theo tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam, mỗi hộp miếng dán thải độc gồm 10 miếng, được bán kèm theo 10 băng dán để cố định vị trí dán. Một hộp sản phẩm có giá niêm yết là 840.000đ. Tuy nhiên, giá cả rao bán thực tế khá dao động, từ 650.000 - 800.000đ/hộp.
Trên thị trường, miếng dán thải độc có nhiều nhãn hiệu khác nhau, hầu hết các sản phẩm này được người bán quảng cáo đều nhập ngoại, có xuất xứ thừ Nhật, Malaysia, Singapore, Hoa Kỳ và đều được chứng nhận chất lượng nhưng chưa nhãn hiệu nào quảng cáo là có giấy phép của cơ quan y tế Việt Nam.
Theo các chuyên gia miếng dán thải độc không có tác dụng chữa bệnh như quảng cáo
Không tác dụng hút độc
Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, trong y học cổ truyền chưa có bằng chứng nào công nhận chất độc từ cơ thể có thể đi qua lòng bàn chân ra ngoài. Lòng bàn chân đúng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, là nơi thể hiện các loại bệnh lý nên trong y học cổ truyền thường có những phương pháp tác động lên gan bàn chân như: day ấn, xoa bóp, bấm huyệt, dùng từ trường... để góp phần chữa bệnh.
Việc day, bấm huyệt ở gan bàn chân sẽ giúp tác động lên hệ thống dây thần kinh dẫn đến các cơ quan, bộ phận đó và giúp cải thiện tình trạng bệnh, chứ thực tế, không phải các thương tổn đó đều dồn về gan bàn chân và có thể hút ra được.
Việc sử dụng miếng dán thải độc, bác sỹ Hướng khuyên người dùng nên cẩn trọng với những sản phẩm chưa được kiểm định và có nguồn gốc không rõ ràng. Không được nghe theo quảng cáo mà bỏ những loại thuốc đặc trị khiến bệnh tình có biến chứng nặng nề hơn.
Theo thông tin từ Cục Quản lý dược, qua kiểm tra đến nay chưa có sản phẩm miếng dán giải độc nào đăng ký lưu hành tại Cục. Theo cơ quan này, đã là sản phẩm chữa bệnh thì không thể không đăng ký lưu hành. Trong trường hợp không đăng ký, sản phẩm không được kiểm định chất lượng cũng như chứng minh được nguồn gốc sản phẩm, do đó người tiêu dùng nên thận trọng khi dùng, đại diện Cục Quản lý dược khuyến cáo.
Chỉ là ... lừa bịp Theo PGS.TS Phạm Gia Điền, Viện Hóa học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, thông tin về miếng dán thải độc với các tác dụng “thần kỳ” như quảng cáo thực chất chỉ là một sự lừa bịp. Mọi thông tin có trong và ngoài hộp sản phẩm đều chỉ nêu thành phần và hướng dẫn cách dán chứ không hề có một chữ nào về tác dụng của sản phẩm này. Các thành phần trong miếng dán được ghi trên vỏ hộp gồm có giấm gỗ, dextrin, chitosan, đá tourmaline, bột ngọc trai, silica tinh khiết và axit glycolic. Thành phần silica thực chất là dạng cát sạch, đá tourmaline, bột ngọc trai đều là thành phần vô cơ; dextrin và chitosan có thể coi là chất keo, tạo độ nhờn dính khi hút ẩm. Thành phần axit glycolic được sử dụng trong ngành mỹ phẩm, hoạt động như một chất tẩy tế bào chết vì độ axit cao, nhưng khả năng hòa tan dễ dàng. Tuy nhiên, với nồng độ cao thì đây lại là một chất độc, cực kỳ nguy hiểm cho da khi tiếp xúc. |
Miếng dán giảm cân có thực sự tốt?
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Thực hiện hải quan điện tử ở Chi cục Chơn Thành
- ·Xăng giảm 600 đồng/lít
- ·Khánh Bình vững bước đi lên
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam: Tái cấu trúc để khẳng định vị thế
- ·Nghị quyết Trung ương 4 : “Liều thuốc quý” trong công tác xây dựng Đảng
- ·Quý I thu ngân sách chỉ đạt 16% kế hoạch năm
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Giá hồ tiêu tăng đạt mức kỷ lục
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Đường điện Hoa Lư
- ·Làm giàu nhờ kết hợp trồng trọt với chăn nuôi
- ·Thông qua quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Xổ số Bình Phước đạt doanh thu 263,7 tỷ đồng
- ·Cả nước có hơn 700.000 ha cao su
- ·Bù Đăng giải quyết chính sách cho những hộ thiếu đất sản xuất
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Chào mừng đại hội đại biểu Đảng bộ phường 8 lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015