TheủđộngnguồnkinhphítriểnkhaiCơchếmộtcửaquốtỉ số laliga tây ban nhao đó, trong công văn mới đây gửi tới các bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành chủ động nguồn kinh phí theo hướng: Nguồn vốn đề thực hiện nhiệm vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia ưu tiên lấy từ kinh phí đầu tư công nghệ thông tin và triển khai Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 361/NQ-CP của Chính phủ đã bố trí cho bộ, ngành.
Để thực hiện nhiệm vụ 2017, các bộ, ngành chủ động nghiên cứu các nguồn vốn hiện có để thực hiện. Đối với các đơn vị thuộc bộ đã được phê duyệt cơ chế tự chủ thông qua thu phí hoặc các khoản thu khác thì ưu tiên sử dụng nguồn vốn này để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ rà soát lại nhu cầu và đưa vào một dòng kinh phí riêng để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia trong xây dựng dự toán năm 2018, để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại, Chính phủ và Quốc hội để bố trí trong dự toán năm 2018.
Tại Phiên họp lần thứ hai của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (tháng 7/2017) yêu cầu trong năm 2017, các bộ, cơ quan phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch triển khai 130 TTHC (TTHC) đã đăng ký; đồng thời tiếp tục rà soát, bổ sung các thủ tục mới đưa vào kế hoạch để thực hiện. Chính thức kết nối Cơ chế một cửa ASEAN ngay sau khi Nghị định thư về khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN được đủ 10 nước thành viên phê chuẩn và có hiệu lực.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát và hoàn thiện cơ sở pháp lý, các TTHC để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia. Hoàn thành việc xây dựng Nghị định về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK nhằm thuận lợi thương mại.
Đồng thời đảm bảo tính kết nối, tính hệ thống, an ninh, an toàn về thông tin và cơ sở dữ liệu của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; đầu tư hệ thống dự phòng cho Cổng thông tin một cửa quốc gia theo hướng thuê dịch vụ; đảm bảo các nguồn lực về nhân sự và tài chính để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.
Đến nay, Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11 bộ, ngành và 39 TTHC được thực hiện (chưa tính thủ tục trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính). Tính đến ngày 15/8, tổng số hồ sơ hành chính được xử lý là 478,8 nghìn bộ, khoảng 13.600 DN tham gia.
- Lạng Sơn ngăn chặn 38.000 con gia cầm giống không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Hưng Yên liên tiếp phát hiện thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tình trạng rao bán thông tin cá nhân trên không gian mạng tăng đột biến
- Liên tiếp bắt giữ các tàu vận chuyển dầu DO trái phép trên vùng biển
- Chuyên gia khuyến cáo cách dùng tinh bột nghệ để có lợi cho sức khỏe
- Nam sinh nhập viện đa chấn thương, tiên lượng xấu do sử dụng pháo nổ tự chế
- Cảnh báo mã độc đang hoành hành trên những thiết bị chạy iOS 16.6
- Xử phạt và tước giấy phép đối với 16 doanh nghiệp phân phối xăng dầu
- Vĩnh Phúc xử phạt hành chính 1.165 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Xuất khẩu sang Tây Ban Nha nhiều tiềm năng, triền vọng phát triển